Cách cài đặt Freeoffice trong Linux

Thứ sáu - 08/11/2019 07:24

FreeOffice là phiên bản phần mềm miễn phí của SoftMaker Office, được coi là một trong những lựa chọn thay thế tốt nhất cho Microsoft Office trên Linux. Với 3 ứng dụng office khác nhau, FreeOffice cung cấp một sự thay thế mạnh mẽ cho Word, Excel và PowerPoint, chạy trên hầu hết các máy Linux.

Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cách cài đặt FreeOffice trong Linux cũng như tổng quan về các tính năng và nhược điểm của nó.

Cài đặt FreeOffice

Để bắt đầu, hãy truy cập trang web FreeOffice chính thức và điều hướng đến trang tải xuống. Ở đó, bạn có thể chọn phiên bản phù hợp nhất với hệ thống của mình. Phiên bản Linux của gói phần mềm FreeOffice có sẵn ở 3 định dạng file khác nhau: DEB, RPM và TGZ.

Dành cho bản phân phối dựa trên Debian

Nếu máy của bạn đang chạy Debian, Ubuntu, Linux Mint hoặc bất kỳ bản phân phối dựa trên Debian nào khác, bạn sẽ cần phải tải xuống gói DEB. Sau khi tải về, bạn có thể nhấp đúp vào nó để mở trình cài đặt. Ngoài ra, nếu distro của bạn không hỗ trợ trình cài đặt đồ họa, bạn có thể cài đặt gdebi hoặc chỉ cần chạy lệnh trong terminal:

sudo dpkg -i softmaker-freeoffice-2018_971-01_amd64.deb

Fedora/OpenSuse

Nếu bạn đang chạy Fedora, openSUSE hoặc bất kỳ bản phân phối nào khác sử dụng các gói RPM, bạn sẽ cần phải tải xuống phiên bản RPM của gói. Cài đặt nó bằng lệnh:

sudo rpm softmaker-freeoffice-2018-971.x86_64.rpm
 

Các bản phân phối khác

Nếu bạn không chạy một bản phân phối có thể cài đặt các file RPM hoặc DEB, thì bạn sẽ cần sử dụng gói tarball. Tải xuống gói TGZ, sau đó giải nén nó như được hiển thị bên dưới.

tar -zxvf softmaker-freeoffice-971-amd64.tgz

Điều hướng đến thư mục giải nén và chạy script cài đặt.

cd softmaker-freeoffice-971-amd64
 sudo ./installfreeoffice

Đánh giá và các tính năng của FreeOffice

FreeOffice đi kèm với các phiên bản của 3 ứng dụng office cổ điển:

  • TextMaker - xử lý văn bản
  • PlanMaker - bảng tính
  • Presentations - thuyết trình slideshow

Khi khởi động, bạn sẽ cần phải chọn giữa hai bộ giao diện: Ribbon cho những người quen thuộc với Microsoft Office và một tùy chọn cổ điển cho những người thích bộ xử lý văn bản cũ. Sau đó, bạn có thể khởi chạy bất kỳ ứng dụng nào trong 3 ứng dụng này.

3 ứng dụng trong FreeOffice

Công cụ đầu tiên trong số này, TextMaker, là một phần mềm xử lý văn bản khá mạnh mẽ. Nó không phải là tùy chọn chính thức như Microsoft Office và người dùng cao cấp có thể thất vọng vì bộ tính năng hạn chế của công cụ này. Tuy nhiên, TextMaker có thể đáp ứng khoảng 100% nhu cầu của người dùng thông thường.

PlanMaker là một ứng dụng bảng tính có chức năng tương tự Microsoft Excel

PlanMaker là một ứng dụng bảng tính có chức năng tương tự Microsoft Excel và nhiều phần mềm bảng tính mở khác. Nếu bạn làm việc với các chương trình như Excel hoặc OpenOffice Calc, bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc.

Presentations không giống như PowerPoint

Điều tương tự cũng đúng với Presentations, ứng dụng slideshow. Nó không không được hấp dẫn như PowerPoint, thậm chí có thể nói là trông hơi lỗi thời, ngay cả với các tiêu chuẩn slideshow mã nguồn mở - nhưng vẫn hoàn thành công việc.

Nhìn chung, FreeOffice sẽ có vẻ hơi kém so với Microsoft Office và các bộ xử lý văn bản mã nguồn mở có tên tuổi lớn khác, như OpenOffice và LibreOffice. Và có một vài hạn chế đối với phần mềm mà bạn sẽ cần lưu ý. Ví dụ, mặc dù có thể mở các file .docx và .pptx, nhưng bạn không thể lưu chúng.

Nhưng với việc chiếm dung lượng bộ nhớ nhỏ và thời gian load nhanh như vậy, FreeOffice là một lựa chọn tuyệt vời để xử lý văn bản và thiết kế bảng tính thông thường.

Việc tải xuống bạn thực hiện có thể giúp đỡ những người khác. Gần đây nhất, trong mùa Giáng sinh năm 2018, SoftMaker đã thực hiện một chiến dịch từ thiện, trong đó công ty này đã quyên góp €0,10 cho mỗi bản tải xuống để thực hiện những dự án từ thiện trên toàn thế giới.

FreeOffice cho Linux

FreeOffice là một giải pháp thay thế đơn giản cho Microsoft Office và các phần mềm office mã nguồn mở khác. FreeOffice sẽ hoạt động với hầu hết các phiên bản Linux và gói phần mềm của nó có sẵn ở nhiều định dạng, giúp dễ dàng cài đặt trên Debian, Ubuntu, Fedora và những bản phân phối Linux khác.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay12,486
  • Tháng hiện tại153,745
  • Tổng lượt truy cập9,859,597
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây