Đi tìm ý nghĩa thật sự của hai từ thành công

Thứ năm - 06/02/2020 23:58
Cho tôi biết, thành công là gì? Đó có phải là ánh hào quang rực rỡ, hay đó là bục vinh danh mà con người muốn bước đến?
***
Có nhiều khái niệm về thành công, nhưng tôi nghĩ, thành công  là mục tiêu mà con người đặt ra, trải qua bao gian nan, thử thách, bỏ ra bao công sức và sự cố gắng mới có thể đạt được. Đó là thành công, thứ làm hài lòng với mong muốn của những người theo đuổi chúng.
Nhưng để đạt được thành công đâu phải điều dễ dàng, trước khi đón nhận được thành công thì thất bại đâu phải điều hiếm hoi gì. Thất bại cũng giống như một trong những cái bẫy được đặt ra, vấp phải chúng tức là khi bạn phạm phải sai lầm nào đó mà dẫn đến thất bại. Có lẽ, thất bại cũng là một trong những loại thuốc hữu hiệu nhất để thử thách ý chí, sự kiên trì và bền bỉ của con người. Nhưng, đâu phải ai cũng có một tinh thần thép để có thể vượt qua được nó. Và mỗi lần gục ngã, bạn hãy luôn nhớ rằng: “Khi vấp ngã, thứ bạn cần là ý chí, đừng đỗ lỗi cho mọi thứ xung quanh và cũng đừng tự bào chữa cho sai lầm của chính mình.”
Đi tìm ý nghĩa thật sự của hai từ thành công
Có nhiều người, luôn nuôi dưỡng mơ ước thành công, muốn thanh công nhưng khi mới vấp ngã đã liền nản chí, cứ nằm dài trong thất bại để rồi tìm đến việc bỏ cuộc. Có hai kiểu người mà chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống:
Kiểu người thứ nhất: Họ thất bại nhưng không nản chí, quyết tìm ra sai lầm của bản thân để cố gắng khắc phục, đồng thời cũng tự học cách nuôi dưỡng ý chí cho riêng mình, rèn luyện tính kiên trì và bền bỉ cho bản thân. Sau nhiều cố gắng và nỗ lực, họ đã thành công.
Kiểu người thứ hai: Ở kiểu người này có lẽ chúng ta thường bắt gặp hơn. Khi thất bại họ đã vội gục ngã, họ không đủ mạnh mẽ để đứng lên bước tiếp, cũng chẳng còn đủ tỉnh táo để phân tích cái sai của chính mình. Trước mắt họ có lẽ là màn đêm vây kín, thứ họ không tìm thấy cho mình chính là hi vọng của ánh sáng. Chìm dài trong cái cạm bẫy của thất bại và họ trở thành kẻ thua cuộc.
Câu hỏi mà chúng ta đặt ra có lẽ là: Tại sao kiểu người thứ hai lại không thể thành công? Hãy cùng tìm hiểu vấn để này như sau:
Đi tìm ý nghĩa thật sự của hai từ thành công
 
Trong thực tế, chúng ta luôn có thể thường thấy: Những người bị gắn mác là “kẻ thất bại” thường mắc những lỗi sai lầm lớn khó sửa chữa. Việc họ làm là không ngừng than vãn và đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh. Chúng ta vẫn có thể bắt gặp nhiều trường hợp trong cuộc sống như: Họ đổ lỗi cho số phận, đổ lỗi cho xuất thân của mình không bằng người khác, đổ lỗi cho bạn bè, người thân hay đồng nghiệp….
Làm ơn hãy thức tỉnh lại đi, sai lầm không phải ở những thứ đó mà cái sai là ở chính bạn. Sinh ra trong hoàn cảnh thua thiệt hơn so với mọi người thì sao? Nó chỉ là nghịch cảnh của cuộc sống đặt ra để xem con người có đủ nghị lực hay không; Bạn bè và đồng nghiệp không tốt thì sao? Bạn vẫn có thể sống tốt để tìm ra chân lí cho chính mình cơ mà. Cớ sao lại cứ đổ lỗi cho mọi thứ? Đổ lỗi đâu thể khiến mọi việc trở lại được như ban đầu. Điều bạn cần làm là hãy thức tỉnh chính mình trước đã. Hạt giống nhỏ bé kia có thể vươn lên đâm ngang mặt đất để trở thành cây cổ thụ to lớn; Đại bàng con có thể vỗ cánh bay giữa bầu trời xanh khi chúng đủ trưởng thành; Con sâu có thể phá kén trở thành bươm bướm xinh đẹp bay đến để tìm hoa,….. Tất cả đều có thể, tại sao bạn lại không? Nếu lúc nào cũng tự bào chữa cho sai lầm của mình bằng cách đổ lỗi thì bạn mãi là kẻ thua cuộc, mãi là kẻ không thể với tới ánh hào quang của thành công.
Đi tìm ý nghĩa thật sự của hai từ thành công
Đối với những người thành công thì không bao giờ có khái niệm đổ lỗi hay tự bào chữa cho bản thân. Chứng kiến những con người như vậy, trong cuốn The magic of thinking big, David J.Schwartz có viết vài lời như sau: “Quả thực, nếu muốn, Roosevelt có thể viện vào đôi chân tật nguyền của ông, Truman có thể biện bạch ông chưa hề được học đại học; cũng như Kennedy vẫn có thể kêu ca: “Tôi quá trẻ, làm sao làm tổng thống được!”; hay Johnson và Eisenhower có thể vin vào những cơn đau tim khủng khiếp thường xuyên để từ chối nhận lãnh trọng trách quốc gia.” Họ là những tấm gương cho chúng ta thấy về những con người có đầy đủ ý chí và sự kiên cường mà chúng ta cần học hỏi. Họ không bao giờ cho phép căn bệnh tự bào chữa có thể tồn tại trong con người mình, điều đó không phải ai cũng làm được.
Hãy ngừng than vãn về việc bản thân cứ phải mang mãi một đôi giày cũ trong khi có những người còn không có chân để mang giày. Nên nhớ, bạn may mắn hơn rất nhiều người, cơ thể của bạn là hoàn hảo và thứ bạn thiếu chính là ý chí, sự kiên cường. Loại bỏ ngay căn bệnh tự bào chữa cho bản thân và căn bệnh đổ lỗi cho mọi thứ ngay từ hôm nay nếu bạn muốn thành công.
 
 

Tác giả:  Hồng Nhung – blogradio.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay14,558
  • Tháng hiện tại144,074
  • Tổng lượt truy cập9,849,926
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây