Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Có những quy luật chúng ta vẫn luôn biết, nhưng lại tự cho mình cái quyền được lựa chọn bỏ qua.
1. Quy luật tin tưởng
Khi bạn đặt hết lòng tin vào một điều gì đó tới 1000000%, điều đó rất có khả năng cao sẽ trở thành hiện thực.
2. Quy luật kỳ vọng
Quy luật của sự kỳ vọng cho chúng ta biết rằng khi chúng ta có lòng kỳ vọng, mong chờ rất mạnh mẽ về một thứ gì đó thì rất có thể những gì chúng ta mong đợi sẽ xuất hiện.
3. Quy luật của cảm xúc
Quy luật của cảm xúc cho chúng ta biết rằng 70% cơ thể con người là nước, nhưng 100% tinh thần là cảm xúc. Ngay cả với những người thực sự lý trí và thực tế thì khi người này đang dùng "lý trí" để suy xét, phán đoán về một vấn đề nào đó, quá trình đó vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi trạng thái cảm xúc của anh ta lúc đó. Nếu anh ta vui vẻ, tư duy có thể đi theo hướng lạc quan. Nếu anh ta đang mang tâm trạng tiêu cực, vấn đề sẽ bị đào sâu theo suy nghĩ bi quan nhiều hơn.
Chính "thực tế" và "lý trí" cũng có thể xem như một loại tính cách, cảm xúc của con người. Vì vậy, không khó hiểu vì sao có người ví von con người như động vật được cảm xúc hóa 100%, và quyết định bất cứ lúc nào cũng bị ảnh hưởng bởi ít nhiều tình cảm trong đó.
4. Quy luật nhân quả
Luật nhân quả là một quy luật tự nhiên, công bằng, xuyên suốt từ quá khứ hiện tại cho đến tương lai. Ý nói mọi hiện tượng xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó: người làm việc thiện sẽ gặp điều tốt còn người làm điều xấu sẽ gặp báo ứng.
"Gieo nhân nào gặt quả ấy" cho nên khi gặp bất cứ hiện tượng hay tình trạng gì, chúng ta không cần cảm thấy khó hiểu hay lạ lùng, đó chỉ là một sự việc tất nhiên phải xảy ra như một định mệnh đã sắp đặt sẵn từ khi nguyên nhân của sự việc đó xuất hiện.
Do đó, hiện tại và tương lai của bạn đều là kết quả của những nguyên nhân bạn đã trồng trong quá khứ.
5. Quy luật hấp dẫn
Khi tâm trí của bạn tập trung vào một lĩnh vực nhất định thì những người, những vật và những thứ liên quan đến lĩnh vực đó sẽ bị bạn thu hút.
6. Quy luật lặp lại
Chính việc không ngừng lặp đi lặp lại một hành vi hay suy nghĩ bất kỳ sẽ khiến chúng ngày càng có sức nặng và sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới con người bạn ngay từ trong tiềm thức, sau đó dần dần trở thành sự thật.
7. Quy luật tích lũy
Nhiều người trẻ tuổi vừa ra đời đã mơ ước được làm người lớn, làm việc lớn và đạt những thành tựu vĩ đại ngay từ đầu. Nhưng thực tế thì sao? Thế giới này lấy đâu ra nhiều việc lớn như vậy để cho tất cả chúng ta làm? Thứ tồn tại nhiều nhất là những việc nhỏ không tên, những thành tựu không mấy đáng kể. Nhưng một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Mỗi việc nhỏ hay thành tựu nhỏ được tích lũy đều có thể tạo thành một việc lớn, một thành tựu vĩ đại theo thời gian tăng lên.
8. Quy luật phóng xạ
Mỗi một việc mà bạn làm ra không chỉ thay đổi tới bản thân bạn và vấn đề ấy, mà còn ảnh hưởng lan tỏa tới rất nhiều vấn đề và con người khác có liên quan. Đó là sợi dây vô hình liên kết vạn vật trên thế giới lại với nhau, tạo ra tính phóng xạ có tầm ảnh hưởng rộng khắp.
9. Quy luật liên quan
Các luật liên quan cho chúng ta biết rằng có một mối liên hệ nhất định giữa mọi thứ trên thế giới này, không một sự vật, sự việc hay con người nào tồn tại hoàn toàn độc lập giữa vạn vật. Vì thế, khi gặp vấn đề, đừng chỉ tập trung vào một điểm khó mà hãy thay đổi hướng suy nghĩ để tận dụng phương pháp giải quyết từ những khía cạnh khác có liên quan.
10. Quy luật chuyên môn hóa
Tinh hoa luôn phải cô đọng. Mà luật chuyên môn cũng cho chúng ta biết rằng: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Chỉ có tập trung hết sức cho một lĩnh vực thì bạn mới đạt được phát triển đáng kể.
Do đó, bất kể bạn đang làm việc trong ngành gì, hãy dồn toàn bộ nỗ lực để vươn lên trở thành một trong những nhân vật dẫn đầu. Khi bạn đạt được chuyên môn, lĩnh vực bạn làm mới phát triển rực rỡ.
11. Quy luật thay thế
Quy luật thay thế có nghĩa là khi chúng ta có một phần ký ức không mong muốn hoặc một thói quen tiêu cực, rất khó để chúng ta có thể loại bỏ nó hoàn toàn. Phương pháp nhanh nhất để thay đổi chính là thay thế bằng một ký ức mới hoặc một thói quen mới.
12. Quy luật quán tính
Không ngừng cố gắng phát triển và kéo dài một hành động gì đó, cuối cùng nó sẽ trở thành một thói quen.
13. Quy luật xuất hiện
Quy luật về sự xuất hiện có nghĩa là khi chúng ta không ngừng nghiên cứu một vấn đề và tìm kiếm câu trả lời, sau tất cả, nhất định sẽ có lúc chúng phải xuất hiện.
14. Quy luật của nhu cầu
Mỗi một hành động của chúng ta trên đời đều đại biểu cho nhu cầu muốn đạt được một thứ gì đó. Nếu chúng ta biết tôn trọng và đáp ứng nhu cầu của người khác, thì theo một lẽ đương nhiên của sự tuần hoàn, người khác sẽ tôn trọng nhu cầu của chúng ta.
Tác giả: Theo Dương Mộc - Trí thức trẻ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn