Vì sao đã cố gắng nhiều đến vậy, mà người trẻ chúng ta vẫn sống cả ngày trong suy tư?

Thứ ba - 16/07/2019 01:35

 

Cảm giác suy tư lo âu thực chất là một trải nghiệm tâm lý mà không ai có thể tránh khỏi nếu bạn muốn tinh thần trở nên mạnh mẽ hơn.

01

Mỗi lần mở Facebook ra, tôi lại thấy mình như một kẻ thất bại.

Bởi lướt một vòng newsfeed kiểu gì cũng sẽ đọc được những tin đại loại như, Mai - con bé học cùng Đại học vừa ra sách, Minh - anh đồng nghiệp cũ lại tậu thêm cái xe mới, Hoàng Anh - cô nàng học chung lớp yoga chuẩn bị đi du lịchchâu Âu lần thứ n.

Những người làm cùng ngành cùng nghề với tôi, ai cũng được thăng chức, tăng lương. Chỉ riêng tôi, vẫn công việc cũ, vẫn vị trí cũ, vẫn mức lương cũ.

 

"Làm cách nào để đề cao tiềm lực của bản thân?", "Thay thái độ, đổi cuộc đời", "Cẩm nang cải thiện EQ"... và vô số đầu sách về kinh nghiệm sống khác được tôi chất đầy trên giá lúc này đây dường như cũng chẳng giúp ích được gì.

Vì sao đã cố gắng nhiều đến vậy, mà những người trẻ vẫn cả ngày sống trong suy tư? - Ảnh 1.

Dù là sách về kinh nghiệm của du học sinh về nước đúc kết ra, sách của một ông chú trung niên vượt khó làm giàu, sách của các leader vốn đã thành công, thì cũng đều chung lý thuyết cổ vũ mọi người không ngừng cố gắng, theo đuổi đam mê, học thêm một ngoại ngữ... Dường như chỉ cần bạn nỗ lực thêm một chút là mơ ước sẽ nằm trọn trong lòng bàn tay.

Kể cả những người bình thường nhất cũng có thể bị những câu đạo lý ấy làm cho nhiệt huyết sục sôi, thoạt nhìn như thế sắp tìm ra được bí quyết "thăng chức, tăng lương, làm giám đốc, thành CEO, cưới vợ đẹp...".

Nhưng rồi, thời gian qua, bạn quẩn quanh trong đống hỗn loạn cuộc sống rồi chợt nhận ra ai cũng có giới hạn của bản thân, dù cố tới cỡ nào cũng không thể bước lên đỉnh vinh quang như người khác. Khi tiêu chuẩn vượt quá khả năng, thứ duy nhất bạn nhận về chính là cảm giác mệt mỏi và suy tư.

Vì sao đã cố gắng nhiều đến vậy, mà những người trẻ vẫn cả ngày sống trong suy tư? - Ảnh 2.

Nó giống như kiểu tôi biết là ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe, nhưng tôi vẫn rơi vào tình trạng đêm không muốn ngủ, sáng không muốn dậy.

Tôi biết ăn ít, ăn thành nhiều bữa, chăm chỉ tập luyện sẽ giúp có được thân hình đẹp, nhưng tôi vẫn không ngăn được miệng mình, và chân tay thì vẫn chẳng muốn vận động.

02

Cảm giác suy tư lo âu, là một trải nghiệm tâm lý mà không ai có thể tránh khỏi nếu bạn muốn tinh thần mình trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn buộc phải nói lời tạm biệt với sự vô ưu vô lo khi trước, học cách đối mặt với hiện thực, phát hiện ra những phức tạp lớn lao của thế giới, có như vậy bạn mới trưởng thành được.

Trong "Nỗi lo âu về địa vị", Alain de Botton từng nói bản chất của lo âu là một loại suy tư, suy tư rằng chúng ta không thể thống nhất với định kiến thành công mà xã hội đã đặt ra, lo lắng chúng ta sẽ vì mất đi địa vị để rồi bị đoạt mất tôn nghiêm cũng như sự tôn trọng.

Dựa theo công thức của William James, lòng tự tôn được tính bằng với thành tựu thực tế cùng với giá trị tương phản của sự mong đợi từ bạn. Nói cách khác, bạn càng kỳ vọng vào bản thân, thì cảm giác xấu hổ sẽ càng tăng thêm.

Vì sao đã cố gắng nhiều đến vậy, mà những người trẻ vẫn cả ngày sống trong suy tư? - Ảnh 3.

Jean-Jacques Rousseau cũng có quan điểm tương tự, tài sản không có nghĩa là sở hữu nhiều hay ít mà là bao nhiêu trong số đó là những thứ bạn khao khát có được. Chúng ta muốn gia tăng lòng tự tôn chỉ có 2 cách, hoặc là đạt được càng nhiều thành tựu hơn, hoặc là giảm kỳ vọng đối với bản thân.

Ở thời đại thông tin phát triển như hiện nay, chỉ cần vài cú click chuột, thông qua những người xung quanh, bạn cũng có thể nhìn thấy thế giới rộng lớn ngoài kia mà trước giờ bạn chưa từng thấy. Những người ấy, phần lớn đều là người bạn không quen biết, cùng tồn tại tại thế giới thực và thế giới ảo. Và một người càng đam mê thế giới ảo, sẽ càng dễ dàng nhìn thấy những thành tựu đáng nể đến kinh ngạc của người khác.

Khi bạn thấy thế giới rộng lớn hơn, tự khắc bạn sẽ sinh ra cảm giác không hài lòng với cuộc sống của mình. Khi cảm giác không cam tâm lớn lên, bình thường chúng ta sẽ làm ra 2 lựa chọn.

Thứ nhất, tiếp nhận hiện thực, đối mặt với sự khiêu chiến, sẵn sàng theo đuổi một cái tôi ưu tú hơn. Dưới áp lực từ sự tò mò và sự háo thắng, người ta thường nhẹ nhàng đối diện với thành công và thất bại hơn. Khi khai phá ra được càng nhiều những cơ hội cũng như tiềm lực của bản thân, họ sẽ càng cố gắng, càng tự tin.

Thứ hai, trốn tránh, đè nén, đố kị, xa cách, phản kháng dưới tâm trạng lo sợ, lúc nào cũng muốn phân tranh cùng người khác. Một người vì người khác "thành công" mà cảm thấy buồn chán có nghĩa là người ấy chưa đủ ý chí, chưa đủ cảm giác an toàn, càng cố gắng, càng lo âu.

Vì sao đã cố gắng nhiều đến vậy, mà những người trẻ vẫn cả ngày sống trong suy tư? - Ảnh 4.

Rõ ràng, chúng ta nên tránh việc để bản thân mình phải sống trong ánh mắt người khác, đừng để sự cay cú hay coi nhẹ của người khác làm ảnh hưởng, tổn thương. Chúng ta cần phải tập trung sức mạnh và thời gian, cố gắng kiểm soát những gì có thể kiểm soát, dần dà, những giá trị của sự cố gắng sẽ làm bạn cảm thấy an tâm hơn.

03

Tôi từng nói chuyện với một nam sinh đứng top đầu lớp. Cậu nhóc chẳng mấy khi ngủ trưa, đêm cũng học bài tới khuya, ra chơi cũng phải tranh thủ ôn bài. Thi cuối kì đại học, cậu ta là người duy nhất đạt điểm gần như tuyệt đối.

Tôi khuyên cậu: "Tranh thủ ngày nghỉ mà nghỉ đi nhóc, sau này có khi chẳng có ngày nghỉ đâu".

Cậu nói: "Mọi người đừng nghĩ quá về em mà".

Tôi nói: "So với thành tích của nhóc, tôi còn thích thái độ sống của nhóc hơn. Vì thực tế điều khó khăn nhất trong cuộc sống là khi phải đối diện với thất bại và vấp ngã. Kiên trì khó lắm chứ, nhưng nhóc thì đã coi việc trở nên xuất sắc như thể thói quen của bản thân rồi".

Cậu nói: "Không phải là em quen xuất sắc, mà chỉ là đã quen với việc cố gắng. Hồi mới lên cấp 3 em sợ lắm, sợ các bạn ai cũng học giỏi hơn mình, cố gắng hơn mình, sợ em bị ngợp trong đó. Có những lúc học tập buồn tẻ em cũng thấy phiền, nhưng thoắt cái cũng chịu đựng được qua. Khi mà thời gian quá dài thì áp lực cũng bị sụp đổ thôi, lúc đấy em đã ngộ ra nhiều thứ thuộc về mình".

Tôi nhìn vào mắt cậu chàng rồi nhớ lại tôi của ngày xưa. Hồi mới ra trường, lúc nào tôi cũng chỉ lo tìm được một công việc ổn định, và cho rằng thế là đáng chúc mừng. Nhưng giờ tôi mới thấy mình đã quá hấp tấp, mình trưởng thành quá chậm, chẳng biết bao giờ mới tự mình chịu trách nhiệm được cuộc đời mình, lúc nào mới có thể mua được nhà, mua được xe rồi thành gia lập nghiệp.

Cách đây một vài năm, tôi thậm chí còn không dám yêu đương mà chỉ dám coi nó như một trải nghiệm tình cảm, như kiểu uống rượu giải sầu vậy. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, nếu người ấy vẫn không xuất hiện, tôi sẽ già đi mất, khi đó làm sao người ấy có thể kịp thấy dáng vẻ thanh xuân của tôi, làm sao chúng tôi có thể kịp cùng nhau ngắm nhìn thế giới rực rỡ.

Vì sao đã cố gắng nhiều đến vậy, mà những người trẻ vẫn cả ngày sống trong suy tư? - Ảnh 5.

Thế giới bày ra trước mặt tôi một mảng bao la mà hoang vu, tôi bối rối chống chọi lại với nó trong sự bất lực, mất khống chế.

Nam sinh kia bỗng nhiên hỏi tôi: "Chị nói coi, một người có thể cố gắng được mãi hay rồi cũng đến lúc buông xuôi?".

Tôi nói: "Chẳng ai cố gắng được mãi, nhưng cũng chẳng ai chịu bất lực hoàn toàn. Cuộc sống lúc nào cũng vậy, có lên có xuống".

"Trong lớp em cũng có nhiều bạn chăm học lắm, nhưng chẳng hiểu sao kết quả vẫn không tốt".

"Cuộc đời có một hiện tượng khá kì quái chính là muốn mà không được, nên chẳng qua nhóc may mắn hơn mọi người thôi. Nếu nhóc không biết trân trọng nó mà bỏ phí nó thì có khi ngay cả sự may mắn ấy cũng biến mất".

"Nếu được nói một câu triết lý một chút tặng em, chị sẽ nói gì?".

"Tự cao tự đại thì dễ ngã đau, bần bần tiện tiện thì bị coi thường. Vậy có phải tầm tầm ở giữa là tốt nhất? Lơ lửng ở giữa lại là tầm thường, vô vị".

04

Trong bài hát "Phô trương" của Trần Dịch Tấn có một câu thế này: "Chỉ cần có người hỏi, tôi sẽ nói, nhưng chẳng có ai tới cả".

Thì cũng đúng.

Tôi tới từ nông thân, bố mẹ đã cao tuổi, áp lực kinh tế lớn. Tôi gầy gò, dáng xấu, mặt không xinh, tính cách không đủ hướng ngoại. Tôi không có gì cả, chỉ có thể mạnh mẽ, chỉ có thể cố gắng.

Tôi từ bé đến lớn đều không ngừng nỗ lực, nhất là những năm gần đây. Sáng nào cũng phải 1-2h tôi mới đi ngủ, sau đó lại nằm trên giường xem phim, đọc truyện.

Một khi tôi ngừng cố gắng, những lo âu trong lòng sẽ bùng nổ. Tôi lo sợ một khi mình dừng lại, sẽ lập tức như hòn đá, cái cây ven đường, tầm thường, không chỉ đặc biệt, không ai quan tâm, chẳng ai để ý cũng không một ai vì tôi mà dừng chân lại.

Sau này tôi mới giật mình, chúng ta lo âu, thực chất cũng là lo âu cho mình, vậy tại sao không thoải mái hơn một chút, nghĩ thoáng hơn một chút. Chỉ có như vậy, chúng ta mới không phải tính toán chi li chỉ vì chút được mất nhất thời, mới không phải trốn tránh kéo dài vì sợ thất bại, cũng sẽ không phải lo sợ bất an vì khả năng thành công không lớn.

Vì sao đã cố gắng nhiều đến vậy, mà những người trẻ vẫn cả ngày sống trong suy tư? - Ảnh 6.

Những người xuất sắc thực sự luôn biết trân trọng cuộc sống của chính mình, rất ít khi bất mãn với hiện thực, không bao giờ để ý đến ngoại giới, càng tập trung làm việc càng bỏ ngoài tai những lời phê bình tiêu cực. Họ sẽ không đem thành công của mình ra khoe khoang chỉ vì vài ba lời ca tụng của mọi người, và cũng sẽ không thu mình lại hay hoài nghi bản thân mỗi khi thất bại.

Có cố gắng mới đạt được thành tựu. Những người chúng ta luôn ngưỡng vọng, trên thực tế đều đã vấp ngã, mới có thể đứng trên đỉnh vinh quang như hôm nay.

Tác giả: M416 - Design: Đức Minh Theo Kenh14

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay14,558
  • Tháng hiện tại146,907
  • Tổng lượt truy cập9,852,759
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây