Tìm hiểu về TDP trong CPU và lý do bạn cần quan tâm đến nó

Thứ tư - 03/06/2020 00:53

Trong quá trình nâng cấp hay tìm hiểu về các thành phần phần cứng cấu tạo lên một chiếc máy tính, chắc hẳn đã có không ít lần bạn nhìn thấy thuật ngữ TDP. Vậy thì chính xác TDP là gì và tại sao bạn cần phải quan tâm đến giá trị này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. Còn bây giờ, hãy cùng đến với vấn đề ngay sau đây.

TDP là gì?

TDP

TDP (thermal design power) là công suất thoát nhiệt tối đa của một con chip xử lý, có mặt trên mọi CPU hay GPU, và được sử dụng để đo lượng nhiệt mà bộ xử lý sẽ phát ra khi tải các tác vụ trên hệ thống. Ví dụ, nếu CPU bạn đang dùng có TDP là 90W, điều đó cho thấy theo tính toán CPU này dự kiến sẽ tạo ra giá trị nhiệt tối đa rơi vào khoảng 90W khi vận hành.

Giá trị TDP có thể gây nhầm lẫn cho những người không có nhiều chuyên môn khi mua sắm các thiết bị phần cứng mới. Tuy nhiên, bạn chỉ cần hiểu đơn giản là số TDP càng cao chứng tỏ CPU càng ăn điện và cần có giải pháp tản nhiệt hiệu quả hơn.

Do đó, đây là chỉ số đặc biệt quan trọng đối với máy tính xách tay. Ví dụ như con chip Core i9-8950HK có TDP theo công bố của Intel là 45W chắc chắn không thể nào sử dụng được trong một chiếc ultrabook mỏng nhẹ vốn chỉ được thiết kế cho vi xử lý có TDP trên dưới 15W.

 

Quay trở lại với ví dụ ban đầu về CPU có TDP 90W. Điều đó không có nghĩa là bộ xử lý này sẽ cần đến 90W điện năng từ nguồn cung cấp, mặc dù công suất thiết kế nhiệt thực sự cũng được đo bằng đơn vị watt. Thay vì nêu lên những giá trị thành phần được yêu cầu làm tiêu chuẩn đầu vào thô, các nhà sản xuất sử dụng TDP làm giá trị danh nghĩa cho các hệ thống làm mát có liên quan. Ngoài ra, trong sử dụng thông thường, cũng rất hiếm khi có thể đạt đến giá trị TDP cực đại, trừ khi bạn sử dụng tới các ứng dụng và tiến trình cực kỳ chuyên sâu.

Tóm lại, TDP càng cao thì bộ xử lý sẽ càng tiêu thụ nhiều điện năng hơn, đồng thời cũng cần phải được làm mát nhiều hơn, có thể là thông qua các công nghệ thụ động, hệ thống làm mát bằng cánh quạt truyền thống hoặc tản nhiệt chất lỏng.

 

TDP và lượng điện năng tiêu thụ

Tản nhiệt

TDP có liên quan đến lượng điện năng tiêu thụ, tuy nhiên thực tế mà nói thì thông số này không hoàn toàn tương đương hay có thể chỉ ra chính xác được có bao lượng điện năng sẽ được tiêu thụ bởi CPU, nhưng tất nhiên bạn vẫn có thể sử dụng giá trị TDP làm ước tính cho lượng điện năng tiêu thụ. Ví dụ như việc chỉ số TDP được Intel gán cho chip của mình là mức tiêu thụ điện có tính chất tham khảo để các kĩ sư từ OEM như Asus, Dell... thiết kế giải pháp tản nhiệt phù hợp cho sản phẩm. Nhìn chung, CPU có TDP thấp sẽ tiêu tốn ít điện năng hơn.

Vì vậy, mặc dù giá trị của TDP có thể không phản ánh chính xác mức điện năng sẽ được CPU tiêu thụ trong một hệ thống, nhưng nó lại cung cấp cơ sở vững chắc để thiết kế một hệ thống làm mát phù hợp, cũng như một ý tưởng sơ bộ về việc cần đến nguồn cấp điện (PSU) tối đa là bao nhiêu thì hợp lý. Để an toàn, nhiều chuyên gia thường đề xuất sử dụng các PSU tối đa 500W cho hệ thống PC với một GPU duy nhất.

 

Sự hiểu biết về TDP mang lại lợi ích cho bạn ra sao?

Bây giờ, bạn đã biết ý nghĩa của TDP, cũng như cách các nhà sản xuất CPU và GPU sử dụng TDP. Bạn sẽ thấy những sự hiểu biết về TDP này hữu ích ra sao. Hãy nhớ rằng dù thường được đề cập nhưng TDP không phải là thước đo chính xác về mức tiêu thụ điện năng hoặc hiệu suất, mà là một hướng dẫn kỹ thuật.

Nhìn vào TDP của một phần cứng có thể cho bạn biết những gì có thể mong đợi về hiệu suất. Lấy hai trong số các CPU desktop phổ biến nhất tại thời điểm hiện tại, Intel Core i7-9700K và AMD Ryzen 7 2700X làm ví dụ. Hai CPU này được tung ra thị trường với thông số kỹ thuật tương tự nhau. Hãy xem so sánh PassMark sau đây:

Bảng so sánh PassMark của 2 CPU phổ biến nhất hiện nay
Bảng so sánh PassMark của 2 CPU phổ biến nhất hiện nay

Nhìn thoáng qua, bạn có thể thấy AMD Ryzen 7 2700X có tốc độ xung nhịp nhanh hơn (3,7GHz so với 3,6GHz) và TDP tối đa cao hơn (105W so với 95W), nhưng tốc độ turbo thấp hơn nhiều. Vậy điều đó có đồng nghĩa với việc đây là một CPU tốt hơn không? Điểm benchmark PassMark đã chỉ ra điều đó, với AMD Ryzen 7 2700X đạt 17772 và Intel Core i7-9700K chỉ đạt 14905.

Bạn cũng có thể sử dụng xếp hạng TDP để đánh giá bộ xử lý di động. Hãy xem danh sách bộ xử lý di động Intel Core i7 thế hệ thứ 7 này:

Danh sách bộ xử lý di động Intel Core i7 thế hệ thứ 7
Danh sách bộ xử lý di động Intel Core i7 thế hệ thứ 7

Bạn có thể thấy có một số xếp hạng TDP trên 10 bộ xử lý khác nhau. Từ đây, bạn có thể kiểm tra chéo xếp hạng TDP với tốc độ xung nhịp của bộ xử lý, để biết được lượng điện năng mà bộ xử lý tiêu thụ so với khả năng xử lý của nó, cũng như mức độ ảnh hưởng đến thời lượng pin của thiết bị di động.

Intel i7-7920HQ với bộ xử lý 3,1GHz và TDP 45W sẽ cung cấp nhiều sức mạnh xử lý hơn so với Intel i7-7567U, nhưng đồng thời cũng tiêu tốn nhiều pin hơn. Nếu hiểu được mối quan hệ giữa TDP và hiệu suất của bộ xử lý, ít nhất bạn có thể biết được thời lượng pin sẽ kéo dài bao lâu, sau đó lên kế hoạch sắp xếp công việc sao cho hợp lý.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm mua laptop mới, hãy xem qua hướng dẫn ngắn: Giải mã các thông số kỹ thuật trên laptop của Quantrimang.com. Khi bạn biết ý nghĩa của các con số và chữ cái, cũng như TDP, bạn sẽ có khả năng mua được bộ xử lý laptop tốt nhất có thể.

 

Tổng kết

CPU

Về cơ bản, bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng TDP là thông số giúp xác định hiệu suất và mức độ sử dụng năng lượng của một thành phần nào đó. Lấy ví dụ về bộ xử lý máy tính, một model CPU có TDP cao hơn thường sẽ cung cấp hiệu năng mạnh mẽ, nhưng lại tiêu thụ nhiều điện từ PSU hơn. Tuy nhiên cũng cần phải nhắc lại, TDP không phải là thước đo trực tiếp về việc một thành phần sẽ tiêu thụ bao nhiêu năng lượng, nhưng đây là chỉ số quan trọng giúp chúng ta xác định được các thông tin liên quan.Lưu ý rằng trong quá trình nâng cấp các thành phần phần cứng máy tính như CPU hoặc GPU, trước khi nâng cấp lên CPU hoặc GPU mạnh hơn với TDP cao hơn, bạn phải chắc chắn rằng hệ thống làm mát hiện tại đủ đáp ứng yêu cầu để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình sử dụng.

Hy vọng các thông tin trong bài hữu ích với bạn!

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay13,817
  • Tháng hiện tại201,816
  • Tổng lượt truy cập10,416,082
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây