Sửa lỗi micro không hoạt động trong Windows 10

Thứ ba - 17/05/2022 00:56

Có lẽ không cần phải nói thêm về tầm quan trọng của micro trên một chiếc máy tính. Hãy tưởng tượng bạn sắp có một cuộc họp trực tuyến với các sếp ở nhiều chi nhánh khác nhau trong công ty, gần sát giờ họp và bạn nhận ra micro tích hợp trên máy tính xách tay của mình đột nhiên dở chứng, không nhận tín hiệu, lúc này bạn sẽ phải làm gì?

Lỗi micro không hoạt động trong Windows 10 khá hiếm gặp, nhưng sẽ mang lại sự khó chịu rất lớn cho người dùng bởi thường thì chúng ta chỉ sử dụng đến micro thì có việc cần thiết. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sự cố với micro là các bản cập nhật không được cài đặt đúng cách, trong trường hợp này việc khắc phục hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Ngoài ra, cũng có thể là do một vấn đề nào đó xảy ra với phần cứng, và trong trường hợp như vậy, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước để bạn sửa lỗi micro không hoạt động trong Windows 10 một cách đơn giản.

 

Kiểm tra xem micro đã được bật hay chưa

Thông thường micro luôn được bật trên máy tính, laptop. Tuy nhiên, đôi khi vì một lý do nào đó mà bạn hoặc người thân đã tắt micro đi. Vì thế, khi gặp sự cố về micro thì việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra xem micro đã được bật hay chưa. Nếu đã bật mà vẫn không thu được âm thanh thì bạn mới chuyển qua các giải pháp khắc phục lỗi tiếp theo.

Thử micro trong System

Khi gặp sự cố không thể thu âm bằng micro, bạn có thể thử xem vấn đề nằm ở micro hay nằm ở khía cạnh khác bằng cách thử micro trong System. Cách làm như sau:

  • Nhấn Win + I để truy cập Settings.
  • Nhấn vào mục System.

Nhấn vào mục System

  • Bạn chọn Sound sau đó tại mục Input bạn chọn micro của mình trong phần Choose your input device.

Quan sát ở phần Test your microphone

  • Bạn thử nói vào micro và quan sát ở phần Test your microphone. Nếu thanh trạng thái màu xanh dao động theo giọng nói của bạn thì có nghĩa là micro hoạt động bình thường.
  • Lúc này, bạn cần tìm và khắc phục vấn đề ở các khía cạnh khác như phần mềm...

Khởi động lại máy tính, laptop

Đôi khi cách đơn giản nhất để khắc phục vấn đề trên máy tính đó là khởi động lại. Bạn hãy thử khởi động lại máy tính, laptop của mình để xem vấn đề với micro có được khắc phục hay không nhé.

Điều chỉnh âm lượng thu của micro

Việc cài đặt âm lượng thu quá nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thu âm của micro. Để điều chỉnh âm lượng thu bạn làm theo các bước sau:

  • Nhấn chuột phải vào biểu tượng loa ở góc dưới bên phải màn hình rồi chọn Open Sound settings.

Chọn Open Sound settings

  • Chọn Sound Control Panel.

Chọn Sound Control Panel

  • Chọn tab Recording sau đó nhấn đúp vào Microphone.

Chọn tab Recording sau đó nhấn đúp vào Microphone

  • Chọn tab Levels sau đó tăng âm lượng thu của micro lên. Nếu đang tắt micro (biểu tượng loa có dấu cấm) thì bạn hãy bật nó lên.

Chọn tab Levels sau đó tăng âm lượng thu của micro lên

  • Nhấn OK > Apply để xác nhận cài đặt.

Vô hiệu hóa Exclusive Mode

Để vô hiệu hóa Exclusive Mode bạn truy cập vào phần thiết lập Microphone theo hướng dẫn ở trên sau đó tiếp tục cài đặt như sau:

  • Nhấn vào tab Advanced.

Nhấn vào tab Advanced

  • Bỏ dấu tích ở phần Allow application to take exclusive control of this device.
  • Nhấn OK > Apply để xác nhận cài đặt.

Khởi động lại Windows Audio Service

Bạn cũng có thể thử khởi động lại Windows Audio Service để xem có khắc phục được lỗi micro hay không. Cách làm như sau:

  • Nhấn Win + R để mở Run sau đó gõ services.msc rồi nhấn OK.
  • Trong cửa sổ Services bạn tìm dịch vụ Windows Audio.

Nhấn chuột phải vào Windows Audio rồi chọn Restart

  • Nhấn chuột phải vào Windows Audio rồi chọn Restart.

Kiểm tra cài đặt quyền riêng tư của micro

Trở lại năm 2019, Microsoft đã giới thiệu các tính năng bảo mật mới cho Windows giúp bạn kiểm soát chi tiết hơn những ứng dụng nào đang truy cập vào micro của mình. Tác dụng phụ của việc này là một số ứng dụng nhất định có thể bị chặn sử dụng micro mà bạn không hề hay biết.

Để kiểm tra cài đặt quyền riêng tư của Microsoft trong Windows 10, hãy làm theo hướng dẫn bên dưới:

1. Trong Windows 10, đi tới Settings > Privacy > Microphone.

Đi tới Settings > Privacy > Microphone
Đi tới Settings > Privacy > Microphone

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện tìm kiếm trong menu Start để trực tiếp tìm Microphone privacy settings.

2. Nhấp vào Change và đảm bảo rằng thanh trượt Microphone access được đặt thành On. Nói chung, điều này có nghĩa là micro hiện đã được bật trên PC của bạn.

Đặt thanh trượt Microphone access được đặt thành On
Đặt thanh trượt Microphone access được đặt thành On

3. Trong Windows 10, chuyển đến Allow access to the microphone on this device và đảm bảo thanh trượt ở trạng thái On. Nếu nó hiển thị Off, hãy nhấp vào Change để bật lại.

Bật Allow apps to access your microphone
Bật Allow apps to access your microphone

4. Đảm bảo thanh trượt bên dưới Allow apps to access your microphone được đặt thành On. Xem qua danh sách các ứng dụng Microsoft Store để đảm bảo các ứng dụng bạn muốn sử dụng với micro đã được bật.

Đảm bảo thanh trượt bên dưới Allow apps to access your microphone được đặt thành On
Đảm bảo thanh trượt bên dưới Allow apps to access your microphone được đặt thành On

5. Tất nhiên, bạn có thể đang sử dụng nhiều ứng dụng không phải từ Microsoft Store, vì vậy, để đảm bảo những ứng dụng này được bật trong Windows 10, hãy cuộn xuống thêm nữa và đặt thanh trượt Allow desktop apps … thành On.

Đảm bảo cả những ứng dụng không phải từ Microsoft Store cũng được phép truy cập micro
Đảm bảo cả những ứng dụng không phải từ Microsoft Store cũng được phép truy cập micro

Kiểm tra driver của micro

Đối với các vấn đề về micro nói riêng và những sự cố khác trên máy tính nói chung, chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra driver (driver) trước tiên vì chúng thường gặp lỗi hoặc đơn giản là đã lỗi thời.

Nếu thiết bị của bạn đã được cập nhật lên phiên bản Windows mới nhất mà bạn vẫn sử dụng driver micro đã lỗi thời thì có khả năng bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như không có âm thanh, ghi âm bị lỗi hoặc micro không thu được tiếng.

 

Để kiểm tra trạng thái của driver âm thanh, hãy làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào menu Start và tìm kiếm mục Device Manager.

 Truy cập vào menu Start và tìm kiếm mục Device Manager.

Bước 2: Trong cửa sổ của trình quản lý thiết bị Device Manager, bạn tìm kiếm mục âm thanh và các thiết lập liên quan.

Bước 3: Bạn sẽ thấy driver âm thanh đang được sử dụng trên thiết bị. Lưu ý rằng tên của những driver này sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất. Trong trường hợp ở ví dụ, chúng ta có hai driver âm thanh đó là Intel(R) Audio display và Realtek High Definition Audio (xem hình minh họa bên dưới).

Intel(R) Audio display và Realtek High Definition Audio

Bước 4: Trên mục Intel(R) Display Audio, bạn nhấp chuột phải và chọn properties. Trong tab General, bạn kiểm tra xem thiết bị có đang hoạt động chính xác hay không.

Trên mục Intel(R) Display Audio, bạn nhấp chuột phải và chọn properties

Bước 5: Nếu nó không hoạt động chính xác, hãy nhấp vào tab driver và chọn tùy chọn update.

Nếu nó không hoạt động chính xác, hãy nhấp vào tab driver và chọn tùy chọn update.

Bước 6: Lặp lại bước 4 và 5 cho các driver âm thanh khác.

Bước 7: Khởi động lại máy tính và xem sự cố micro đã được khắc phục hay chưa.

Đặt micro làm thiết bị mặc định

Rất có thể micro chưa được đặt làm thiết bị mặc định, vì vậy, âm thanh sẽ không được phát qua micro. Để đặt micro làm tùy chọn mặc định, bạn nên thực hiện quy trình sau:

Bước 1: Nhấp vào biểu tượng loa trong khu vực thông báo trên thanh tác vụ. Sau đó nhấp vào Open Volume mixer.

Nhấp vào Open Volume mixer
Nhấp vào Open Volume mixer

Bước 2: Chọn System Sounds.

Chọn System Sounds
Chọn System Sounds

Bước 3: Chuyển đến tab Recording, nhấp chuột phải vào vùng trống bên trong danh sách hiển thị của thiết bị, sau đó chọn Show Disabled Devices để đảm bảo rằng thiết bị micro của bạn hiển thị.

Chọn Show Disabled Devices
Chọn Show Disabled Devices

Bước 4: Nhấp để highlight micro, sau đó nhấp vào Set Default > Default Device.

Nhấp vào Set Default > Default Device
Nhấp vào Set Default > Default Device

Lưu ý: Thiết bị micro của bạn có thể không được liệt kê là Microphone và biểu tượng của thiết bị đó thậm chí có thể không giống micro, nhưng bạn sẽ có thể nhận ra nó.

Bạn cũng có thể nhấp chuột phải vào mục micro và kiểm tra xem nó có bị tắt hay không. Nếu đúng như vậy, hãy chọn Enable để micro hoạt động.

Bước 5: Một lần nữa, nhấp để highlight micro. Lần này, nhấp vào Properties.

Nhấp vào Properties
Nhấp vào Properties

Bước 6: Trên tab Levels, hãy xem micro có bị tắt tiếng hay không. Trong trường hợp micro bị tắt tiếng (như trong ảnh chụp màn hình sau), hãy nhấp vào biểu tượng loa nhỏ để bật tiếng micro lên. Sau khi hoàn thành, hãy nhấp vào OK.

Micro bị tắt tiếng
Micro bị tắt tiếng

Bước 7: Nhấp vào OK để lưu tất cả các thay đổi bạn đã thực hiện.

 Nhấp vào OK để lưu thay đổi
Nhấp vào OK để lưu thay đổi

Kiểm tra xem micro có hoạt động tốt không. Nếu không, vui lòng chuyển sang bản sửa lỗi tiếp theo bên dưới.

Kiểm tra cài đặt âm thanh

Một trong những nơi đầu tiên để khắc phục sự cố micro, đặc biệt nếu micro của bạn không hoạt động, sẽ là cài đặt âm thanh trong Windows. Truy cập các cài đặt này bằng cách điều hướng đến Settings > System > Sound.

Tại đây, bên dưới mục Input, hãy nhấp vào hộp drop-down bên dưới Choose your input device. Chọn micro bạn muốn sử dụng. Lưu ý rằng các đầu vào khả dụng khác, như micro tích hợp trên laptop hoặc webcam, cũng sẽ hiển thị ở đây.

Cài đặt đầu vào âm thanh của Windows
Cài đặt đầu vào âm thanh của Windows

Khi bạn đã chọn đúng đầu vào micro, hãy nói vào đó và bạn sẽ thấy thanh Test your microphone di chuyển lên và xuống. Nếu không, hãy đi tới Settings > Update & Security > Troubleshoot > Additional troubleshooters và chọn Recording Audio. Windows sẽ kiểm tra một số sự cố phổ biến và cố gắng sửa mọi thứ mà nó tìm thấy.

Quay lại trang Sound, nhấp vào liên kết Device properties trong phần Input. Thao tác này sẽ mở ra một trang mới, nơi bạn có thể đổi tên đầu vào, giúp bạn dễ dàng xác định hơn trong tương lai. Bạn cũng có thể chọn hộp Disable để ngăn micro đó hiển thị hoặc thay đổi Volume để điều chỉnh âm lượng đầu vào của micro.

Ở cuối trang Sound chính, bạn sẽ tìm thấy menu App volume and device preferences. Điều này cho phép bạn chọn một thiết bị đầu ra và đầu vào khác nhau cho từng ứng dụng đang mở. Hãy xem ở đây và đảm bảo rằng bạn không chọn nhầm micro cho ứng dụng bạn đang sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên đóng bất kỳ ứng dụng nào không sử dụng. Nếu bạn mở nhiều ứng dụng đang cố gắng truy cập vào micro, micro của bạn có thể hoạt động không chính xác trong ứng dụng bạn thực sự muốn sử dụng.

Chọn thiết bị đầu ra đầu vào
Chọn thiết bị đầu ra đầu vào
 

Sử dụng mục Microphone trong Windows Settings

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Win + I để mở ứng dụng Settings.

Bước 2: Nhấp vào tùy chọn Privacy và trên khung bên trái, bạn chọn mục Microphone.

Bước 3: Bật công tắc mục allow apps to access my microphone để cho phép ứng dụng truy cập vào micro trên thiết bị.

Bật công tắc mục allow apps to access my microphone để cho phép ứng dụng truy cập vào micro trên thiết bị.

Bước 4: Hãy thử ghi âm với máy tính xách tay của bạn một lần nữa để xem micro bên trong bây giờ có hoạt động hay không.

Sử dụng trình khắc phục sự cố âm thanh Sound Troubleshooter

Nhấp chuột phải vào biểu tượng âm thanh ở góc ngoài cùng bên phải của thanh tác vụ và chọn troubleshoot sound problems.

Sử dụng trình khắc phục sự cố âm thanh sound troubleshooter

Máy tính sẽ tự động quét và phát hiện bất kỳ lỗi nào tồn tại với hệ thống âm thanh của bạn và đề nghị sửa lỗi cho bạn.

 

Tổng kết

Khi các vấn đề mic của bạn được gây ra bởi một yếu tố liên quan đến phần mềm, các phương pháp trong bài chắc chắc sẽ giúp ích được cho bạn. Còn nếu nguyên nhân của sự cố bắt nguồn từ phần cứng thì tốt nhất bạn nên đem sản phẩm đi bảo hành hoặc mang tới các cửa hàng sửa chữa.

Các phương pháp trên có giúp ích được cho bạn? Bạn đã tìm thấy giải pháp của riêng mình cho vấn đề rắc rối này? Hãy để lại ý kiến cho chúng tôi biết ở mục bình luận bên dưới nhé! Hy vọng các thông tin trong bài hữu ích với bạn.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay9,976
  • Tháng hiện tại151,235
  • Tổng lượt truy cập9,857,087
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây