Master Partition Table là gì?

Thứ bảy - 15/02/2020 00:02

Master Partition Table là một thành phần của Master Boot Record/Sector chứa mô tả các phân vùng trên ổ cứng, chẳng hạn như loại và kích cỡ của chúng. Master Partition Table đi kèm với Disk Signature (chữ ký đĩa) và Master Boot Code để tạo thành Master Boot Record.

Do kích thước (64 byte) của Master Partition Table, tối đa 4 phân vùng (mỗi phân vùng 16 byte) có thể được xác định trên ổ cứng. Tuy nhiên, các phân vùng bổ sung có thể được thiết lập bằng cách xác định một trong những phân vùng vật lý là phân vùng mở rộng và sau đó xác định các phân vùng logic bổ sung trong phân vùng mở rộng đó.

Lưu ý: Các công cụ phân vùng ổ đĩa miễn phí là một cách dễ dàng để thao tác trên các phân vùng, đánh dấu các phân vùng là "Active", v.v...

Tìm hiểu về Master Partition Table
Tìm hiểu về Master Partition Table

Tên khác cho Master Partition Table

Master Partition Table đôi khi được gọi là bảng phân vùng hoặc bản đồ phân vùng hoặc thậm chí chỉ viết tắt là MPT.

 

Cấu trúc và vị trí của Master Partition Table

Master Boot Record bao gồm 446 byte code, theo sau là bảng phân vùng với 64 byte và hai byte còn lại được dành riêng cho chữ ký đĩa.

Dưới đây là các nhiệm vụ cụ thể của mỗi 16 byte trong Master Partition Table:

Dung lượng (Byte) Mô tả
1 Chứa boot label
1 Starting head - Nơi bắt đầu
1 Sector bắt đầu (6 bit đầu tiên) và cylinder bắt đầu (2 bit cao hơn)
1 Byte này giữ 8 bit thấp hơn của cylinder bắt đầu
1 Chứa loại phân vùng
1 Ending head - Nơi kết thúc
1 Sector kết thúc (6 bit đầu tiên) và cylinder kết thúc (2 bit cao hơn)
1 Byte này giữ 8 bit thấp hơn của cylinder kết thúc
4 Các sector chính của phân vùng
4 Số lượng sector trong phân vùng

Boot label đặc biệt hữu ích khi có nhiều hơn một hệ điều hành được cài đặt trên ổ cứng. Vì có nhiều phân vùng chính, nên boot label cho phép bạn chọn hệ điều hành để khởi động.

Tuy nhiên, bảng phân vùng luôn theo dõi một phân vùng đóng vai trò là phân vùng "Active", được boot nếu không có tùy chọn nào khác được chọn.

Phần loại phân vùng trong bảng đề cập đến hệ thống file trên phân vùng đó, trong đó ID phân vùng 06 hoặc 0E có nghĩa là FAT, 0B hoặc 0C có nghĩa là FAT32 và 07 có nghĩa là NTFS hay OS/2 HPFS.

Với một phân vùng có 512 byte cho mỗi sector, bạn cần nhân tổng số sector với 512 để có được số byte của tổng phân vùng. Con số này sau đó có thể được chia cho 1024 để chuyển thành kilobyte (tiếp tục chia một lần nữa để đổi thành megabyte, rồi đến gigabyte, nếu cần).

Sau bảng phân vùng thứ nhất, offset 1BE trong MBR, các bảng phân vùng khác cho phân vùng chính thứ hai, thứ ba và thứ tư sẽ ở 1CE, 1DE và 1EE:

Offset Offset    
Hex (Hệ thập lục phân) Decimal (Hệ thập phân) Độ dài (Byte) Mô tả
1BE - 1CD 446-461 16 Phân vùng chính 1
1CE-1DD 462-477 16 Phân vùng chính 2
1DE-1ED 478-493 16 Phân vùng chính 3
1EE-1FD 494-509 16 Phân vùng chính 4

Bạn có thể đọc phiên bản hex của Master Partition Table với các công cụ như wxHexEditor và Active@ Disk Editor.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay8,861
  • Tháng hiện tại150,120
  • Tổng lượt truy cập9,855,972
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây