Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Input trong Python là gì mà được dùng phổ biến như vậy? Bài viết sẽ cho bạn những thông tin cần biết về hàm input Python.
Các nhà phát triển thường có nhu cầu tương tác với người dùng, để lấy dữ liệu hoặc cung cấp một số loại kết quả. Hầu hết các chương trình ngày nay sử dụng hộp thoại như một cách để yêu cầu người dùng cung cấp một số loại đầu vào. Trong khi Python cung cấp cho chúng ta hai hàm tích hợp để đọc đầu vào từ bàn phím.
Hàm input() đầu tiên lấy đầu vào từ người dùng và chuyển đổi thành chuỗi. Kiểu của đối tượng được trả về luôn là <class ‘str’>. Nó không đánh giá biểu thức mà chỉ trả về toàn bộ câu lệnh dưới dạng Chuỗi.
Ví dụ, Python cung cấp một hàm tích hợp có tên là input, hàm này lấy đầu vào từ người dùng. Khi hàm input được gọi, nó sẽ dừng chương trình và đợi đầu vào của người dùng. Khi người dùng nhấn enter, chương trình sẽ tiếp tục và trả về những gì người dùng đã nhập.
Dưới đây là thông tin cụ thể kèm ví dụ minh họa chi tiết về cách dùng lệnh input trong Python.
Input hay đầu vào có thể đến từ người dùng trực tiếp qua bàn phím hoặc nguồn bên ngoài như file hoặc database. Kết quả có thể được hiện trực tiếp tới console hoặc IDE, tới màn hình qua GUI (giao diện người dùng đồ họa) hoặc từ nguồn bên ngoài.
Hàm input() tích hợp sẵn trong Python cho phép người dùng nhập vào dữ liệu dạng chuỗi và trả về nội dung đã nhập.
input([prompt])
Hàm input()
có một tham số duy nhất prompt
- đây là một chuỗi gợi ý cho người dùng nhập dữ liệu vào. Tham số này là tùy chọn có thể có hoặc không
1. Hỏi tên người dùng không có tham số prompt
và in ra lời chào:
print('Nhập tên của bạn:') x = input() print('QuanTriMang xin chào bạn, ' + x)
Giả dụ input người dùng nhập vào là "META". Chạy chương trình, kết quả trả về là:
Nhập tên của bạn:
META
QuanTriMang xin chào bạn, META
2. Hỏi tên người dùng và in ra lời chào:
x = input('Nhập tên của bạn: ') print('QuanTriMang xin chào bạn, ' + x)
Kết quả sau khi bạn nhập tên vào:
Nhập tên của bạn: Ngọc Vân QuanTriMang xin chào bạn, Ngọc Vân
Như chúng ta đã nói ở trên, kiểu dữ liệu nhập vào từ input()
là dạng chuỗi. Để chuyển nó sang dạng số và dùng như 1 số để tính toán thì cần kết hợp với định nghĩa dữ liệu phía bên ngoài hàm input()
.
x = int(input('Nhập số thứ nhất: ')) y = int(input('Nhập số thứ hai: ')) print('Tổng 2 số vừa nhập là: ', x+y)
Nếu bạn nhập vào 2 số: 4 và 7 thì sẽ có kết quả như sau:
Nhập số thứ nhất: 4
Nhập số thứ hai: 7
Tổng 2 số vừa nhập là: 11
Với ví dụ này, bạn có thể đơn giản chỉ cần đưa công thức tính toán vào rồi in ra kết quả như sau:
print("Tính Diện tích hình chữ nhật bằng Python:") x = int(input('Nhập cạnh a: ')) y = int(input('Nhập cạnh b: ')) S=x*y print('Diện tích hình chữ nhật là: ', S)
Kết quả thu được với 2 cạnh 4 và 9 như sau:
Tính Diện tích hình chữ nhật bằng Python:
Nhập cạnh a: 4
Nhập cạnh b: 9
Diện tích hình chữ nhật là: 36
Tuy nhiên, nếu là người dùng chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng hàm Python do người dùng tự định nghĩa để tính toán diện tích chữ nhật, phòng khi còn sử dụng lại trong một số trường hợp. Cách tính diện tích hình chữ nhật sử dụng hàm tự tạo trong Python như sau:
print("Tính Diện tích hình chữ nhật bằng Python:") x = int(input('Nhập cạnh a: ')) y = int(input('Nhập cạnh b: ')) def DT_chu_nhat(a,b): S=a*b return S print('Diện tích hình chữ nhật là: ', DT_chu_nhat(x,y))
Kết quả đầu ra sẽ tương tự như trên nhưng nhìn code sẽ chuyên nghiệp hơn vì bạn sẽ dần có thói quen sử dụng hàm tự tạo.
Lấy dữ liệu người dùng nhập là một chuỗi và tách từng ký tự bằng list() để chuyển đổi nó thành các ký tự.
# Lấy list1 mà người dùng nhập vào là danh sách list1 = list(input("Please Enter Elements of list1: ")) #Lấy list2 của người dùng nhập vào là danh sách list2 = list(input("Please Enter Elements of list2: ")) # Kết hợp list2 thành list1 bằng hàm .append function for i in list2: list1.append(i) # in list1 print(list1)
Kết quả:
Bây giờ bạn đã biết cách xử lý các hoạt động nhập dữ liệu cơ bản trong Python bằng hàm input(). Bạn đã khám phá cách thu thập dữ liệu đầu vào của người dùng từ bàn phím, xử lý dữ liệu đầu vào đó và hiển thị lại cho người dùng theo cách có ý nghĩa.
Hiểu về đầu vào dữ liệu là rất quan trọng đối với bất kỳ nhà phát triển Python nào, vì các hoạt động này tạo thành “xương sống” để tương tác với người dùng và các hệ thống bên ngoài. Biết cách làm việc với các công cụ này cho phép bạn tạo ra chương trình, phần mềm tương tác, thân thiện với người dùng và có khả năng xử lý các tác vụ xử lý dữ liệu trong thế giới thực.
Nguồn tin: Quantrimang.com:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn