Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Bạn đang chơi game yêu thích của mình trên Windows và đột nhiên gặp lỗi "Application has been blocked from accessing graphics hardware". Có lẽ bạn cũng đang gặp phải lỗi tương tự khi chạy các chương trình phần mềm khác trên PC của mình. Vậy điều gì đang gây ra sự cố này và bạn sẽ giải quyết nó như thế nào?
Thông thường, bạn sẽ gặp phải lỗi này khi thiết bị của bạn có driver màn hình không tương thích. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân gây ra sự cố này và chúng ta sẽ khám phá chúng một cách chi tiết trong bài viết sau đây.
Một trong những cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là chạy ứng dụng có vấn đề với quyền admin. Khi bạn làm điều này, chương trình sẽ có quyền truy cập vào một số tính năng, bao gồm cả phần cứng đồ họa.
Để chạy ứng dụng có quyền admin, hãy nhấp chuột phải vào ứng dụng đó và chọn Run as administrator. Nếu không, hãy thử các cách khác nhau để chạy ứng dụng Windows với quyền admin.
Nếu vấn đề này chỉ giới hạn ở một game hoặc ứng dụng cụ thể, thì cài đặt tùy chọn hiệu suất đồ họa có thể hữu ích. Các cài đặt này nhằm cung cấp hiệu suất ứng dụng tốt hơn hoặc kéo dài tuổi thọ pin cho PC.
Vì vậy, đây là cách bạn có thể tùy chỉnh các tùy chọn hiệu suất đồ họa cho ứng dụng có vấn đề:
Bước 1: Điều hướng đến Menu Start > PC Settings > System > Display và chọn Graphics settings.
Bước 2: Tiếp theo, tìm kiếm ứng dụng bằng cách nhấn nút Browse trong tùy chọn Choose an app to set preference.
Bước 3: Chọn ứng dụng và sau đó nhấn nút Add. Làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình.
Lỗi này có thể xuất hiện nếu ứng dụng có cài đặt chế độ tương thích không chính xác. Trong trường hợp này, bạn có thể cấu hình cài đặt tương thích hoặc chạy trình khắc phục sự cố tương thích.
Trước tiên hãy xem cách bạn có thể cấu hình cài đặt chế độ tương thích:
Bước 1: Nhấp vào thanh tìm kiếm của Windows và nhập tên chương trình.
Bước 2: Nhấp chuột phải vào chương trình và chọn Open target folder.
Bước 3: Tiếp theo, nhấp chuột phải vào file thực thi (.exe) của ứng dụng và nhấp vào Properties.
Bước 4: Điều hướng đến tab Compatibility.
Bước 5: Chọn hộp Run this program in compatibility mode for.
Bước 6: Tiếp theo, nhấp vào menu drop-down bên dưới tùy chọn này và chọn một tùy chọn có liên quan. Nhấp vào Apply > OK khi bạn hoàn tất.
Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, bây giờ bạn có thể thử chạy trình khắc phục sự cố tương thích. Đây là cách thực hiện:
Bước 1: Điều hướng đến tab Compatibility theo các bước trước đó.
Bước 2: Nhấp vào nút Run the compatibility troubleshooter.
Bước 3: Chọn Troubleshoot program trong cửa sổ tiếp theo.
Bước 4: Chọn các hộp có liên quan dựa trên vấn đề bạn đang gặp phải. Nhấp vào Next khi bạn hoàn tất.
Làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình.
Bạn có thể gặp phải sự cố này nếu thiết bị có driver màn hình không tương thích hoặc bị hỏng. Vì vậy, bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách cập nhật hoặc cài đặt lại các driver này.
Trong trường hợp sự cố vẫn tiếp diễn sau khi cập nhật driver, hãy cài đặt lại Display adapter bằng cách làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở Device Manager và nhấp đúp vào Display adapters.
Bước 2: Nhấp chuột phải vào Display adapter và chọn Uninstall device.
Bước 3: Cuối cùng, điều hướng đến tab Action và chọn Scan for hardware changes.
Khi quá trình quét hoàn tất, hãy khởi động lại PC để lưu những thay đổi này.
Windows có một số công cụ khắc phục sự cố có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống. Trong trường hợp này, sử dụng Hardware and Devices troubleshooter có thể hữu ích. Đây là cách bạn có thể chạy Hardware and Devices troubleshooter:
Bước 1: Điều hướng đến Menu Start > PC Settings > Update & Security và chọn Troubleshoot ở ngăn bên trái.
Bước 2: Cuộn xuống trên ngăn bên phải, nhấp vào tùy chọn Hardware and Devices và nhấp vào Run the troubleshooter. Làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình.
Nếu lỗi này bắt đầu xuất hiện gần đây, thì điểm khôi phục hệ thống có thể giúp ích. Trong trường hợp này, System Restore sẽ đưa PC của bạn trở lại trạng thái trước đó và loại bỏ mọi sự cố.
Cấu hình một vài cài đặt trong Registry Editor là một trong những cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không chỉnh sửa hoặc xóa nhầm các key trong quá trình này. Để tránh bất kỳ sự cố nào, hãy bắt đầu bằng cách sao lưu Registry.
Bây giờ, để giải quyết vấn đề này, ta sẽ cấu hình key TDR (Timeout Detection and Recovery). Tính năng TDR phát hiện các vấn đề phản hồi từ card đồ họa và giải quyết chúng bằng cách reset lại card. Nếu không có phản hồi từ card đồ họa trong một khoảng thời gian cụ thể thì thiết bị sẽ tự động reset card đồ họa.
Bây giờ, hãy sử dụng Registry Editor để đặt giá trị TDR (Timeout Detection and Recovery):
Bước 1: Nhấn Win + R để khởi chạy hộp thoại Run.
Bước 2: Gõ Regedit và nhấn Enter để mở Registry Editor.
Bước 3: Điều hướng đến:
HKEY_LOCAL_MACHINE > SYSTEM > ControlSet001 > Control > GraphicsDrivers
Bước 4: Nhấp chuột phải vào bất kỳ đâu trên ngăn bên phải và chọn New > DWORD (32-bit) Value.
Bước 5: Đặt tên cho giá trị mới là TdrDelay và nhấn Enter. Tiếp theo, nhấp đúp vào giá trị TdrDelay và thay đổi Value data của nó thành 8.
Bước 6: Khởi động lại PC để lưu những thay đổi này. Nếu vấn đề nằm ở card đồ họa, thì tính năng TDR sẽ giải quyết vấn đề bằng cách reset lại card.
Nếu vẫn không thành công, bạn có thể phải cập nhật PC của mình. Sau khi thiết bị được cập nhật, bạn sẽ có thể khắc phục sự cố này và bất kỳ sự cố hệ thống nào khác.
Thật sự rất khó chịu khi bạn ngẫu nhiên gặp lỗi “Application has been blocked from accessing graphics hardware”. Tuy nhiên, việc khắc phục sự cố khá dễ dàng - chỉ cần áp dụng bất kỳ bản sửa lỗi nào mà bài viết đã đề xuất.
Nguồn tin: Quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn