Cách phân biệt các loại ổ cứng SSD

Thứ sáu - 16/04/2021 00:58

Bạn có đang cân nhắc việc trang bị ổ SSD để làm cho PC của mình nhanh hơn, mang lại công việc đồ họa tốt hơn, sản xuất nhạc hoặc tải trò chơi nhanh hơn không? Sau đó, cần phải xem bạn cần loại SSD nào. Dưới đây danh sách những loại SSD phổ biến nhất, cho bạn biết bạn cần loại ổ cứng nào.

1. Đảm bảo SSD khớp với thiết bị

PC của bạn hỗ trợ loại SSD nào? Để đảm bảo SSD nào phù hợp với thiết bị, hãy tìm hiểu thông tin về PC hoặc kiểm tra hướng dẫn sử dụng thiết bị của bạn. Hầu hết các thiết bị đều hỗ trợ ổ SSD 2,5 inch, vì vậy đây thường là một lựa chọn an toàn. Nếu bạn muốn lắp SSD trên bo mạch chủ của mình, trước tiên hãy kiểm tra xem bo mạch chủ có những đầu nối nào. Bạn có thể tìm thông tin này trực tuyến bằng cách tra cứu mã số của bo mạch chủ hoặc của PC.

2.5 inch

SSD 2,5 inch là kích thước phổ biến nhất và dễ thiết lập nhất. Bạn đặt nó trực tiếp vào một khe 2,5 inch và cắm nó vào đầu nối SATA tích hợp trong máy tính hoặc máy chơi game. Trong máy tính để bàn, lắp SSD và kết nối cáp SATA. Hầu hết các laptop được thiết kế để bạn có thể dễ dàng thay thế ổ đĩa, vì phần này nằm sát bề mặt.

SSD 2.5 inch
SSD 2.5 inch
  • Cài đặt: Dễ dàng, không cần quá nhiều kiến thức kĩ thuật hay các bước phức tạp.
  • Phù hợp với các tác vụ thông thường, chơi game, chỉnh sửa video hoặc âm thanh.
  • Thiết bị: laptop, máy tính để bàn (loại có giá đỡ), NAS và máy chơi game.

Chú ý: Đảm bảo chọn chiều cao SSD phù hợp, 7 hoặc 9,5mm. Nếu ổ của bạn quá cao, rất có thể nó sẽ không vừa với thiết bị. SSD 7mm phù hợp với khe ổ đĩa 9,5mm nếu bạn sử dụng giá đỡ (miếng đệm).

mSATA

mSATA là một thẻ SSD nhỏ gọn mà bạn lắp trực tiếp vào ultrabook hoặc laptop mỏng.Kết nối trực tiếp SSD này với bo mạch chủ của mình bằng cách gắn nó vào đầu nối mSATA. Với loại SSD này, bạn sẽ không phải lo về kích thước. Khe cắm mSATA trên bo mạch chủ của bạn có thể được đặt ở một vị trí không thuận tiện, nên việc thiết lập cần cẩn thận và khá tốn thời gian.

SSD mSATA
SSD mSATA
  • Cài đặt: Khá dễ dàng, không cần quá nhiều kiến thức về kĩ thuật và nhiều bước phức tạp.
  • Phù hợp với tác vụ thông thường, chơi game, chỉnh sửa hình ảnh hoặc video.
  • Thiết bị: laptop và PC với thẻ mSATA.

M.2

Thẻ M.2 là thẻ cắm hình thuôn dài, kết nối trực tiếp với ultrabook hoặc với bo mạch chủ của PC để bàn. SSD M.2 mang đến nhiều khả năng hơn, nhưng khó lắp đặt hơn và có nhiều thứ cần kiểm tra hơn trước khi SSD này hoạt động. Nếu bạn đang tìm kiếm một thẻ M.2, hãy chú ý thêm đến những thứ quan trọng mà SSD cần, giao diện và giao thức nếu bạn muốn tận dụng tối đa SSD M.2 của mình.

SSD M.2
SSD M.2
  • Cài đặt: Độ khó trung bình, lượng kiến thức và các bước hợp lý.
  • Phù hợp với những máy tính có nhu cầu sử dụng lớn như chơi game hoặc chỉnh sửa hình ảnh, video, âm thanh.
  • Thiết bị: Ultrabook và máy tính bàn có ổ M.2 trên bo mạch chủ.

Chú ý: Mỗi SSD M.2 đều có 1 hoặc 2 rãnh ở phần đầu nối màu vàng. Các rãnh này được gọi là các phím, giống như các phím thực tế có các rãnh. Có 3 loại phím: phím B, M và B + M. Chọn M.2 với phím phù hợp để nó vừa với khe M.2 trên bo mạch chủ của bạn.

PCIe

PCIe là một ổ SSD tích hợp PCIe với một thẻ M.2 được gắn vào nó. Ổ SSD này sẽ được gắn vào case máy tính để bàn. Hãy dùng PCIe nếu bo mạch chủ của bạn không có khe cắm M.2 hoặc nếu tất cả các khe cắm M.2 của bạn đã bị sử dụng hết.

SSD PCIe
SSD PCIe
  • Cài đặt: Độ khó trung bình, kiến thức và các bước hợp lý.
  • Thích hợp cho máy tính chạy những tác vụ nặng như chơi game hoặc chỉnh sửa ảnh, video và âm thanh.
  • Thiết bị: Máy tính để bàn.

2. Tìm SSD phù hợp với máy tính của bạn

Không chỉ kích thước ổ SSD mới là vấn đề mà giao diện cũng rất quan trọng. Giao diện là ngôn ngữ giao tiếp giữa SSD và máy tính. Nó cho phép chúng làm việc chặt chẽ với nhau. Giao diện xác định khả năng tương thích (cho dù nó có hoạt động với máy tính hay không) và tốc độ ổ SSD.

Giao diện

  • SATA: Nếu SSD có giao diện SATA III, nó sẽ đạt tốc độ lý thuyết tối đa là 600MB/s. SATA III tương thích ngược với SATA II và SATA I. SSD có SATA III hoạt động với các phiên bản trước.
  • PCIe: Nếu SSD và bo mạch chủ có giao diện PCIe 3.0 x4, nó sẽ đạt tốc độ lý thuyết tối đa là 3,94 GB/s. PCIe 3.0 x4 tương thích ngược, có nghĩa là SSD cũng hoạt động với các phiên bản PCIe trước đó.

Giao thức (cho M.2)

Bên cạnh kích thước và giao diện, bạn cũng chú ý đến giao thức có được SSD và máy tính của bạn hỗ trợ hay không. Giao thức là tiêu chuẩn SSD và máy tính của bạn sử dụng để gửi dữ liệu.

  • NVMe (Chỉ hoạt động với giao diện PCIe): NVMe được thiết kế đặc biệt cho SSD. Nó tiên tiến hơn AHCI, cho phép đạt tốc độ ghi và đọc cao hơn AHCI. SSD hỗ trợ NVMe chỉ hoạt động với các máy tính cũng có NVMe.
  • AHCI (Chỉ làm hoạt động với giao diện PCIe và SATA): AHCI là giao thức tiêu chuẩn được sử dụng bởi ổ cứng. Nếu SSD của bạn hỗ trợ SATA, thì nó cũng tự động hỗ trợ AHCI. Điều này cũng áp dụng tương tự cho máy tính: nếu bo mạch chủ hỗ trợ SATA thì nó cũng sẽ hỗ trợ AHCI dưới dạng giao thức.

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm117
  • Hôm nay10,994
  • Tháng hiện tại152,253
  • Tổng lượt truy cập9,858,105
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây