Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
Lập trình hiện đang là thuộc top những ngành nghề được săn đón và có mức lương cao hiện nay. Tất cả bởi lập trình là một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển khoa học, công nghệ của một quốc gia. Nhờ có lập trình mà nhiều sản phẩm, ứng dụng hữu ích đã ra đời.
Loop hay vòng lặp là tính năng hữu ích và được sử dụng thường xuyên trong tất cả ngôn ngữ lập trình hiện đại ngày nay. Nếu muốn tự động hóa tác vụ lặp lại cụ thể hay ngăn bản thân viết code trùng lặp trong chương trình đang phát triển, dùng vòng lặp là lựa chọn tốt nhất.
Loop là một tập hợp các hướng dẫn chạy lặp lại cho tới khi điều kiện được đáp ứng. Trong Python, bạn có hai kiểu vòng lặp:
Ở bài viết này, chúng ta sẽ học cách tạo hàm while trong Python và tìm hiểu cách thức hoạt động của nó.
Về cơ bản, while
trong Python được dùng để lặp lại một khối lệnh hay đoạn code khi điều kiện đúng. Bạn có thể dùng while trong nhiều trường hợp nhưng nó thường được sử dụng khi người dùng không đoán trước được số lần cần lặp lại. Dưới đây là chi tiết cách dùng Python khi lập trình web, ứng dụng.
while dieu_kien: Khối lệnh của while
Trong vòng lặp while, dieu_kien
sẽ được kiểm tra đầu tiên, nếu nó là True, thì khối lệnh của vòng lặp sẽ được thực thi. Sau một lần lặp, dieu_kien
sẽ được kiểm tra lại và quá trình lặp này sẽ chỉ dừng cho đến khi điều kiện là False.
Trong Python mọi giá trị khác 0 đều là True, None và 0 được hiểu là False. Đặc điểm này có thể dẫn đến trường hợp là while
có thể không chạy vì ngay lần lặp đầu tiên dieu_kien
đã False. Khi đó, khối lệnh của while
sẽ bị bỏ qua và phần code dưới khối lệnh while
sẽ được thực thi.
Sơ đồ vòng lặp while trong Python
Giống như if hay vòng lặp for, khối lệnh của while
cũng được xác định thông qua thụt lề. Khối lệnh bắt đầu với thụt lề đầu tiên và kết thúc với dòng không thụt lề đầu tiên liền sau khối.
#In và đếm các số từ 0 tới 8: count = 1 n = 0 while (n < 8): print ('Số thứ', count,' là:', n) n = n + 1 count = count + 1 print ("Hết rồi!")
Với đoạn code này, ta sẽ tăng dần count và in giá trị của n cho đến khi n không còn nhỏ hơn 8 nữa. Kết quả khi chạy lệnh trên ta có:
Số thứ 1 là: 0
Số thứ 2 là: 1
Số thứ 3 là: 2
Số thứ 4 là: 3
Số thứ 5 là: 4
Số thứ 6 là: 5
Số thứ 7 là: 6
Số thứ 8 là: 7
Hết rồi!
Lưu ý:
while
(trong ví dụ trên là n), nếu không vòng lặp sẽ trở thành vòng lặp vô hạn - tiếp tục lặp mãi mãi.while
yêu cầu biến trong điều kiện phải là giá trị xác định, trong ví dụ trên biến lập chỉ mục lặp là biến n, chúng ta phải đặt giá trị ban đầu cho nó là 1.n = int(input("Nhập n: ")) #Nhập số n tùy ý tong = 0 #khai báo và gán giá trị cho tong i = 1 #khai báo và gán giá trị cho biến đếm i while i <= n: tong = tong + i i = i+1 # cập nhật biến đếm print("Tổng là", tong)
Với khối lệnh trên ta có, nhập một số tự nhiên n bất kỳ và tính tổng các số từ 1 đến n, sau đó in tổng. Biến lưu trữ tổng là tong, biến đếm là i, cho đến khi i còn nhỏ hơn hoặc bằng n thì vòng lặp vẫn tiếp tục và tong vẫn tăng.
Sau khi chạy lệnh ta có kết quả:
Nhập n: 11
Tổng là 66
Trong ví dụ trên biến đếm i cần phải được tăng giá trị, điều này là rất quan trọng, nếu không sẽ dẫn đến một vòng lặp vô hạn. Rất nhiều trường hợp lưu ý này đã bị lãng quên.
Lấy lại ví dụ trên, bạn chỉ cần bỏ đi dòng i=i+1
n = int(input("Nhập n: ")) #Nhập số n tùy ý tong = 0 #khai báo và gán giá trị cho tong i = 1 #khai báo và gán giá trị cho biến đếm i while i <= n: tong = tong + i print("Tổng là", tong)
Khi này chạy lệnh ta sẽ được:
Nhập n: 1
Traceback (most recent call last):
File "C:/Users/Quantrimang.com/Programs/Python/Python36-32/QTM.com", line 6, in <module>
tong = tong + i
KeyboardInterrupt
2
3
4
5
Khi bạn nhập giá trị 1 vào thì thấy không có lệnh nào được thực hiện tiếp, nhấn Enter > nhập 2 > Enter > nhập 3... đến 5 vẫn không thấy tong được in. Đây là một trường hợp của lệnh vô hạn. Để thoát khỏi vòng lặp vô hạn bạn nhấn phím Ctrl + C, khi đó sẽ xuất hiện dòng thông báo "Traceback..." như bên trên.
Với câu lệnh break
, chúng ta có thể dừng vòng lặp ngay cả khi điều kiện của while
là True:
Ví dụ: Thoát vòng lặp khi i bằng 3:
i = 1 while i < 6: print(i) if i == 3: #kiểm tra điều kiện xem i bằng 3 hay chưa break i += 1 #cập nhật biến đếm
Kết quả của ví dụ trên là i sẽ được in từ số 1 đến số 3, sau khi in xong số 3 gặp lệnh if và vòng lặp sẽ dừng lại (không in tiếp số 4, 5):
1
2
3
Câu lệnh continue
trong while
sẽ khiến cho vòng lặp bỏ qua lần lặp hiện tại và tiếp tục chạy ở lần lặp tiếp theo.
Ví dụ: In các số từ 1 đến 6 ngoại trừ số 3
i = 0 while i < 6: i += 1 if i == 3: continue print(i)
Trong 2 vòng lặp đầu tiên i bằng 1 và 2 thì vòng lặp vẫn chạy lệnh in. Tới vòng lặp tiếp theo, phù hợp với điều kiện if
i bằng 3 thì sẽ chạy lệnh continue
=> bỏ qua vòng lặp đó để chạy thẳng sang vòng lặp kế sau nó (in số 4, 5, 6).
Kết quả đầu ra:
1
2
4
5
6
Giống như vòng lặp for
, bạn cũng có thể kết hợp else
với while
. Trong trường hợp này, khối lệnh của else
sẽ được thực hiện khi điều kiện của while
là False.
Ví dụ: Minh họa việc sử dụng while kết hợp với else
dem = 0 while dem < 3: print("Đang ở trong vòng lặp while") dem = dem + 1 else: print("Đang ở trong else")
Ở đây ta sử dụng biến dem để in chuỗi "Đang ở trong vòng lặp while" 3 lần. Đến lần lặp thứ 4, điều kiện của while
trở thành False, nên phần lệnh của else
được thực thi. Kết quả là:
Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong else
Ví dụ: Đếm và in các số nhỏ hơn 2
n = 0 while n < 2: print(n,"nhỏ hơn 2") n = n + 1 else: print (n,"không nhỏ hơn 2")
Giá trị ban đầu của n ta gán là 0, tăng dần giá trị của n và in, lặp cho đến khi n không nhỏ hơn 2, nếu n bằng hoặc lớn hơn 2 thì vòng lặp kết thúc và khối lệnh else
sẽ được thực thi, kết quả là:
0 là nhỏ hơn 2
1 là nhỏ hơn 2
2 không nhỏ hơn 2
Nếu vòng lặp while
chỉ có một lệnh duy nhất thì có thể viết trên cùng một dòng với while
như ví dụ này:
Ví dụ: Vòng lặp vô hạn với while một dòng lệnh
flag = 1 while (flag): print ('Flag đã cho là True!") Print ("Hẹn gặp lại!")
Đây là một vòng lặp vô hạn, hãy nhớ tổ hợp phím Ctrl + C trước khi bạn nhấn F5 hay Run, nếu không nó sẽ chạy từ ngày này qua ngày khác đấy =)).
Tóm lại những điều cần biết về lệnh while trong Python:
Do while trong Python có thể gây bối rối với người mới bắt đầu sử dụng. Tuy nhiên, một khi bạn đã hiểu khái niệm vòng lặp, bạn sẽ nhận ra rằng “while” trước “loop” của Python chỉ là một câu lệnh điều kiện.
Một lệnh điều kiện tuân theo vòng lặp while. Nó quyết định điều xảy ra trong vòng lặp. Trong khi điều kiện đó vẫn là True, biểu thức trong vòng lặp vẫn liên tục được thực thi.
Nhìn chung, vòng lặp được sử dụng khi bạn cần xử lý từng nhân tố trong danh sách hoặc mảng khi lập trình. Một vòng lặp while cũng liên tục chạy cho tới khi một lệnh trong vòng lặp đó dừng lại.
Vòng lặp while trong Python có một số hạn chế khi xử lý một bộ sưu tập mảng. Thực tế, khác vòng lặp for, vòng lặp while không cung cấp tính đặc hiệu trong câu lệnh điều khiển. Tuy nhiên, vòng lặp while có những ứng dụng riêng, vì thế, nắm rõ cách dùng nó khi lập trình là hoàn toàn cần thiết.
Trên đây là những điều cần biết về do while trong Python. Hi vọng bài viết giúp bạn biết cách dùng tốt vòng lặp này.
Nguồn tin: Quantrimang.com:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn