Cách kiểm tra các cổng mở trong Linux

Thứ tư - 16/09/2020 00:49

Khi đang khắc phục sự cố mạng hoặc tìm cách cải thiện bảo mật cho máy tính Linux, bạn cần biết cổng nào đang mở. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một số cách để kiểm tra cổng mở trong Linux.

Cổng (port) là gì?

Một cổng là một số 16-bit (0-65.535) để giúp xác định một ứng dụng nhất định hoặc tiến trình trên hệ điều hành Linux (Unix). Mỗi một ứng dụng có cổng khác nhau trên hệ thống Linux.

Dưới đây là các loại cổng khác nhau :

  • 0 - 1023 - Được gọi là cổng phổ biến (Well Known Port)
  • 1024 - 49151 – Được gọi là cổng đăng ký (Registered Port)
  • 49152 - 65535 - Được gọi là cổng động (Dynamic Port)

Sử dụng lệnh sau để hiển thị danh sách các ứng dụng và cổng trên Terminal:

cat /etc/services

Danh sách cổng và ứng dụng

TCP: TCP là viết tắt của Transmission Control Protocol. Đây là giao thức được sử dụng phổ biến nhất trên Internet. TCP không chỉ giao tiếp một chiều, thay vào đó nó sẽ gửi các gói trở lại để xác nhận rằng nó nhận được các gói tin của bạn.

UDP: viết tắt của User Datagram Protocol. Nó là một giao thức giao tiếp thay thế cho TCP. Giao thức UDP hoạt động tương tự như TCP. Tuy nhiên, nó bỏ qua tất cả các công cụ kiểm tra lỗi. UDP cần thiết khi muốn tăng tốc mà không quan tâm đến sửa lỗi.

SOCKET: Socket cho phép giao tiếp từ hai tiến trình khác nhau trên cùng một máy hoặc trên các máy khác nhau.

 

Hãy xem xét các cách khác nhau để liệt kê một cổng mở trong Linux.

 

1. Lệnh Netstat

Trong phương thức này, chúng ta sẽ sử dụng lệnh netstat -atu để kiểm tra các cổng mở trong Linux.

Sử dụng lệnh netstat -atu

Ở đây chúng ta sử dụng cờ -a, -t và -u cho netstat.

  • -a: hiển thị tất cả các socket
  • -t: hiển thị kết nối TCP
  • -u: hiển thị kết nối UDP

Bạn cũng có thể thêm cờ -p để hiển thị PID của tên chương trình hoặc tiến trình liên quan.

Hiển thị PID của tên chương trình hoặc tiến trình liên quan

Để chỉ hiển thị các cổng UDP, bạn có thể sử dụng lệnh sau:

netstat -vaun

Sử dụng lệnh netstat -vaun

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lệnh sau để tìm kiếm các cổng TCP:

netstat -vatn

Sử dụng lệnh netstat -vatn

2. Lệnh lsof

Thay vì sử dụng netstat, chúng ta có thể sử dụng lệnh lsof để hiển thị các cổng mở trong Linux:

lsof -i

Sử dụng lệnh lsof -i

Lệnh sau cũng có thể hiển thị các socket mở:

lsof -n -P | grep LISTEN

Sử dụng lệnh lsof -n -P | grep LISTEN

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lệnh dưới đây để liệt kê tất cả các kết nối TCP:

lsof -i tcp

Sử dụng lệnh lsof -i tcp

Bạn có thể sử dụng lệnh sau đây cho các kết nối UDP:

lsof -i udp
 

3. Lệnh ánh xạ mạng

Trong phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng nmap để phát hiện cổng mở trên hệ thống Linux. Sử dụng lệnh sau để hiển thị các kết nối cổng TCP:

nmap -sT -O localhost

Sử dụng lệnh nmap -sT -O localhost

Cuối cùng, để hiển thị các kết nối cổng UDP, chúng ta có thể sử dụng lệnh sau:

nmap -sU localhost

Sử dụng lệnh nmap -sU localhost

4. Kiểm tra các cổng mở bằng netcat

Netcat (hay nc) là một công cụ dòng lệnh có thể đọc và ghi dữ liệu qua các kết nối mạng, sử dụng giao thức TCP hoặc UDP.

Với netcat, bạn có thể quét một cổng hoặc một dải cổng.


Kiểm tra các cổng mở bằng netcat
Kiểm tra các cổng mở bằng netcat

Ví dụ, để quét các cổng TCP đang mở trên một máy từ xa có địa chỉ IP 10.10.8.8 trong phạm vi 20 - 80, bạn sẽ sử dụng lệnh sau:

nc -z -v 10.10.8.8 20-80

Tùy chọn -z yêu cầu nc chỉ quét các cổng đang mở mà không gửi bất kỳ dữ liệu nào và -v là để biết thêm thông tin chi tiết.

Đầu ra sẽ giống như sau:

nc: connect to 10.10.8.8 port 20 (tcp) failed: Connection refused
 nc: connect to 10.10.8.8 port 21 (tcp) failed: Connection refused
 Connection to 10.10.8.8 22 port [tcp/ssh] succeeded!
 ...
 Connection to 10.10.8.8 80 port [tcp/http] succeeded!

Nếu bạn chỉ muốn xuất các dòng có cổng mở trên màn hình, hãy lọc kết quả bằng lệnh grep.

nc -z -v 10.10.8.8 20-80 2>&1 | grep succeeded
 Connection to 10.10.8.8 22 port [tcp/ssh] succeeded!
 Connection to 10.10.8.8 80 port [tcp/http] succeeded!

Để quét các cổng UDP, hãy đưa tùy chọn -u vào lệnh nc:

nc -z -v -u 10.10.8.8 20-80 2>&1 | grep succeeded

5. Kiểm tra các cổng đang mở bằng Bash Pseudo Device

Một cách khác để kiểm tra xem một cổng nhất định đang mở hay đã đóng là sử dụng Bash shell pseudo-device /dev/tcp/.. hoặc /dev/udp/...

Khi thực thi lệnh trên pseudo-device /dev/$PROTOCOL/$HOST/$IP, Bash sẽ mở kết nối TCP hoặc UDP đến host trên cổng được chỉ định.

Câu lệnh if..else sau đây sẽ kiểm tra xem cổng 443 trên kernel.org có đang mở hay không:

if timeout 5 bash -c '</dev/tcp/kernel.org/443 &>/dev/null'
 then
 echo "Port is open"
 else
 echo "Port is closed"
 fi

Đầu ra:

Port is open

Đoạn code trên hoạt động như thế nào?

Khi kết nối với một cổng bằng pseudo-device (pseudo-device thường nằm trong /dev, giống như file thiết bị, nhưng thay vì đóng vai trò là cầu nối giữa hệ điều hành và phần cứng, chúng là driver thiết bị (mà không có thiết bị thực tế), thường phục vụ một mục đích thực tế, chẳng hạn như tạo ra dữ liệu ngẫu nhiên hoặc hoạt động như một lỗ hổng ảo cho dữ liệu không mong muốn), thời gian chờ mặc định là rất lớn, vì vậy ví dụ đang sử dụng lệnh timeout để hủy lệnh test sau 5 giây. Nếu kết nối được thiết lập đến cổng 443 kernel.org, lệnh test sẽ trả về true.

Để kiểm tra một dải cổng, hãy sử dụng vòng lặp for:

for PORT in {20..80}; do
 timeout 1 bash -c "</dev/tcp/10.10.8.8/$PORT &>/dev/null" && echo "port $PORT is open"
 done

Đầu ra sẽ giống như sau:

port 22 is open
 port 80 is open

Khi nói đến bảo mật của máy tính Linux, điều đầu tiên cần làm là đóng tất cả các cổng không cần thiết để ngăn chặn truy cập bên ngoài. Với các phương thức được liệt kê ở trên, bạn sẽ có thể dễ dàng kiểm tra các cổng mở trên hệ thống Linux và xác định cổng nào sẽ đóng hoặc mở.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Nguồn tin: Quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Trợ giúp

Thông tin liên hệ

Lưu niệm
Dự báo thời tiết
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay11,915
  • Tháng hiện tại184,772
  • Tổng lượt truy cập10,399,038
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây