Thông tin liên hệ
- 036.686.3943
- admin@nguoicodonvn2008.info
blogradio.vn - Đôi khi, những gì sếp bạn nói không thể chỉ nghe theo kiểu "nghe sao biết vậy", bởi lẽ chúng sẽ không chỉ mang hàm ý trên mặt chữ. Đối mặt với những vị sếp "lời ít ý nhiều", bạn phải học cách hiểu được ẩn ý thực sự trong lòng sếp. Dưới đây là 9 câu mà nhân viên thường đoán sai ý sếp nhiều nhất.
***
Những lời sếp nói và suy nghĩ thực sự trong đầu sếp không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau.
Đôi khi, những gì sếp bạn nói không thể chỉ nghe theo kiểu "nghe sao biết vậy", bởi lẽ chúng sẽ không chỉ mang hàm ý trên mặt chữ. Đối mặt với những vị sếp "lời ít ý nhiều", bạn phải học cách hiểu được ẩn ý thực sự trong lòng sếp. Dưới đây là 9 câu mà nhân viên thường đoán sai ý sếp nhiều nhất.
1. "Được rồi, cậu tự xem xét rồi làm đi"
Một khi cấp dưới gặp bế tắc, câu "Cậu tự xem xét rồi làm đi" của sếp thốt ra phần lớn chỉ là câu nói trong lúc tức giận, chứ chắc chắn không có nghĩa là sếp có ý định giao toàn quyền cho bạn quyết định và xử lý vấn đề.
Thông thường, câu nói này của sếp thực chất mang hàm ý: "Tôi vẫn chưa cảm thấy thuyết phục"/ "Tôi không hề hài lòng với cách làm/ phương án này của cậu". Trong trường hợp này, nhân viên nên tìm hiểu và cân nhắc lại sao cho hợp ý sếp hơn.
2. "Để tôi nghĩ thêm đã"
Nếu sếp đọc báo cáo/ kế hoạch của bạn và nói "Để tôi nghĩ thêm đã", thực chất sếp đang ám chỉ với bạn rằng: "Nội dung có gì đó không ổn, chưa thấu đáo, cậu về xem lại đi!".
Lúc này, điều khôn ngoan nhất nên làm là chủ động tìm ra những thiếu sót và báo cáo lại với sếp, thay vì thụ động chờ sếp nói với bạn ý tưởng của mình.
3. "Có cách nào thiết thực hơn không?"
Trong giới kinh doanh, vấn đề "thiết thực" nhất là "tiền". Những vấn đề như thiếu ngân sách và kinh phí thường là điều cuối cùng sếp muốn thừa nhận và nó cũng là vấn đề gây đau đầu nhiều nhất.
Do đó, khi sếp yêu cầu một "cách tiếp cận thực tế hơn", điều đó có nghĩa là sếp cần một "cách tiếp cận tiết kiệm hơn"... Hãy nhanh chóng sửa đổi kế hoạch để tiết kiệm tiền cho sếp.
4. "Gần đây công việc có suôn sẻ không?"
Khi sếp quan tâm đến công việc của cấp dưới, sếp đơn giản là đang chào hỏi xã giao một cách lịch sự chứ không thực sự muốn nghe những câu trả lời như "không tốt" hoặc "không suôn sẻ" từ cấp dưới của mình.
Nếu công việc không thuận lợi, hãy nói với sếp lúc bình thường thay vì chờ khi sếp hỏi mới kể lể.
5. "Chắc liên hoan tôi không cần đi đâu nhỉ?"
Đồng nghiệp hẹn nhau tụ tập liên hoan sau giờ làm nhưng sếp thường từ chối với lý do "có tôi ở đây, mọi người không thoải mái nên tôi không đi". Đây thực chất là một "thủ đoạn" tâm lý, ý ám chỉ nhân viên hãy "thuyết phục" mình đi. Vậy nên, trừ khi sếp đưa ra lý do từ chối rõ ràng, còn không, sếp càng từ chối cấp dưới càng nên cố gắng mời sếp cùng tham gia.
6. "Nếu tôi có gì làm không tốt, mọi người cứ nói nhé"
Sếp công khai chấp nhận những lời phê bình thường chỉ là một cách để thể hiện mối quan hệ và trên thực tế, họ vẫn hy vọng được nghe những lời tốt đẹp.
Lời khuyên ở đây là dù sếp có dân chủ và hòa đồng đến đâu thì trong tình huống này, cách ứng phó tốt nhất vẫn là khen ngợi một cách uyển chuyển còn "sự thật mất lòng" nên nói riêng, bởi nói trước đám đông sẽ khiến sếp mất mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình tượng của bạn trong mắt sếp.
7. "..." (Im lặng)
Khi sếp đáp lại lời đề nghị của bạn bằng sự im lặng, nó thường có 2 ý nghĩa: nếu vấn đề liên quan đến quyết định trọng đại của công ty, nghĩa là sếp vẫn đang cân nhắc kỹ lưỡng; nếu sự im lặng kéo dài hơn 10 giây và sếp vẫn nhìn chằm chằm vào bạn một lần nữa, điều đó có nghĩa là bạn đã cung cấp thông tin chưa đủ đầy đủ. Hãy phá vỡ sự im lặng bằng một câu đơn giản kiểu: "Có ai còn điều gì cần tôi bổ sung hoặc giải thích không?".
8. "Tôi chẳng có sở thích gì"
Một số cấp dưới sẽ xây dựng mối quan hệ tốt với sếp bằng cách tìm đề tài để bắt chuyện, tặng quà… Tuy nhiên, nếu sếp không thích được cấp dưới chú ý, anh/ cô ta sẽ lạnh lùng và lịch sự từ chối: "Tôi chẳng có sở thích gì". Hành động này có nghĩa là nhân viên cứ lo mà tập trung vào công việc và đạt thành tích tốt đi.
9. "Chuyện này tôi chỉ nói với cậu thôi đấy"
Khi sếp đề cập đến việc bảo mật, điều đó có nghĩa là bạn - người duy nhất được thông báo, sẽ gánh nhiều trách nhiệm và kỳ vọng hơn những người khác, thậm chí có thể trở thành "tốt thí" nếu xảy ra những tổn thất liên quan.
Nếu như vậy, bạn có thể "rào" trước với sếp những câu đại loại như "Tôi không giỏi giữ bí mật lắm"/ "Mồm miệng tôi không kín lắm, chỉ sợ lỡ miệng thôi, có khi sếp không nên nói với tôi đâu"... để tự bảo vệ mình.
Tác giả: Theo Phụ Nữ Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn